Hội Khảo cổ học Việt Nam: Chú trọng bảo vệ di tích, di sản khảo cổ và đào tạo nguồn nhân lực

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/4/2025 | 3:20:35 PM

Tư vấn đào tạo nguồn nhân lực khảo cổ học, tham gia các hoạt động nghiên cứu, tư vấn thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa sửa đổi nhằm góp phần bảo vệ di tích, di sản khảo cổ học cả nước… là những nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới mà Hội Khảo cổ học Việt Nam sẽ thực hiện.

Một công trường khảo cổ ở Hoa Lư, Ninh Bình.
Một công trường khảo cổ ở Hoa Lư, Ninh Bình.

Tại Đại hội nhiệm kỳ 4 (2025-2030) của Hội Khảo cổ học Việt Nam, nhìn lại nhiệm kỳ III (2019-2024), Hội Khảo cổ học Việt Nam đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây nên, tập trung phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản được đề ra của Đại hội III.

Một số kết quả tiêu biểu có thể kể đến như hoàn thành Lịch sử Việt Nam tập I và tập II, các mục từ Bách Khoa thư Việt Nam, liên danh các cơ quan xây dựng Hồ sơ Di sản Thế giới Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm -Côn Sơn, Kiếp Bạc, hiện đã nộp hồ sơ trình để UNESCO xem xét công nhận là Di sản Thế giới trong năm 2025. Để xây dựng được bộ hồ sơ này, Hội đã tiến hành điều tra nghiên cứu 62 di tích trong khu di sản, phát hiện nhiều di tích mới, di vật mới có giá trị cao.

Các hội viên cả nước đã tham gia khai quật nghiên cứu và bảo tồn hàng trăm di tích khảo cổ học, tham gia giám định và xác định hàng trăm di vật khảo cổ đạt tầm cỡ Bảo vật quốc gia, tham gia viết bài góp phần đánh giá giá trị của các di tích, di vật, đặc biệt là các bài viết góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo qua tài liệu khảo cổ học

Hội cũng đặc biệt chú ý viết bài, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia nhiều ý kiến từ góc độ khảo cổ học đóng góp vào việc xây dựng Luật Di sản Văn hóa sửa đổi năm 2024.

Hội cũng đã bầu Chủ tịch trong nhiệm kỳ tới là PGS.TS. Tống Trung Tín. Các Phó Chủ tịch bao gồm PGS.TS Bùi Văn Liêm (kiêm Tổng Thư ký), PGS.TS. Bùi Chí Hoàng, TS. Phan Thanh Hải, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Nguyễn Văn Đoàn, TS. Hà Văn Cẩn, TS. Nguyễn Khánh Trung Kiên, PGS.TS. Đặng Hồng Sơn.

Trong nhiệm kỳ tới, Hội Khảo cổ học Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng quy chế hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ bảo tồn thường xuyên các di tích Khảo cổ tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt công tác tư vấn nghiên cứu và bảo tồn di tích, di vật khảo cổ, tích cực tham gia tư vấn xây dựng các hồ sơ Di sản thế giới Con Moong, Văn hóa Hòa Bình, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Óc Eo...

Ngoài ra, Hội cũng xác định thực hiện tốt việc tuyên truyền giá trị của di sản khảo cổ học và trực tiếp tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn di tích khảo cổ học theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2024.

(Theo NDO)

Các tin khác
Nghệ nhân Vì Văn Sang (ngoài cùng bìa trái) biểu diễn nhạc cụ truyền thống của đồng bào Khơ Mú.

Vừa qua, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (tức Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”) tỉnh Yên Bái đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể để xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Tư.

Các đại biểu tặng hoa chúc mừng nhà thơ, nhạc sĩ Ngọc Bái tại Hội thảo.

Sáng 1/4, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo công bố tác phẩm “Nhà thơ, nhạc sĩ Ngọc Bái - tác giả và tác phẩm”.

Chiếu phim miễn phí tại rạp Hòa Phong.

Từ ngày 29-3 đến 7-4 (tức từ ngày 1 đến 10 tháng Ba), tại Rạp chiếu phim Hòa Phong (thành phố Việt Trì), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ) tổ chức đợt chiếu phim miễn phí phục vụ nhân dân.

Nghi thức tế lễ trong Lễ hội.

Sáng ngày 31/3 (tức ngày 3/3 âm lịch), UBND phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội giỗ Mẫu Đền Tuần Quán để tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục