Tản mạn về đêm rằm Trung Thu

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tuổi thơ chúng tôi may mắn được sinh ra trong thời bình nên những kỷ niệm về ngày thơ bé luôn trọn vẹn và gắn bó theo suốt chúng tôi đến tận bây giờ. Đặc biệt, đêm rằm Trung Thu với ánh trăng sáng hòa ánh đèn ông sao mãi là nỗi nhớ khắc sâu trong trái tim.

Ngày đó, thị xã Yên Bái còn nghèo lắm, ánh đèn điện vào mỗi xóm chỉ còn sáng lờ mờ đỏ như con đom đóm. Để chuẩn bị cho ngày rằm Trung Thu của trẻ nhỏ, bố mẹ chúng tôi phải chuẩn bị làm đèn ông sao từ trước một tháng, như một phong trào nhà nhà đi chặt tre, chẻ lạt, tìm giấy pơ-luya, có nhà cẩn thận còn lấy mực màu để tô cánh đèn cho thật nổi bật. Thời bao cấp khó khăn, việc cháy sáng ánh đèn là cả một vấn đề vì đèn ông sao sáng nhờ có dầu hỏa nhưng mà dầu hỏa cũng phải phân phối do vậy thật là lãng phí… Trong cái khó ló cái khôn, bọn trẻ chúng tôi được bố mẹ hướng dẫn gom hạt bưởi lại, bóc vỏ phơi khô rồi đem sâu vào thành chuỗi để làm bấc cho đèn ông sao. Ngày làm xong đèn cũng là đêm rằm Trung Thu.

Tôi nhớ rất rõ, ngày đó còn nghèo lắm nhưng các cơ quan, trường học đều tổ chức rằm Trung Thu cho thiếu niên và nhi đồng thật công phu, ấm tình người lắm, mặc dù mâm cỗ chẳng có gì toàn là những hoa quả truyền thống, bánh Trung Thu vẫn được coi là món cao cấp và là niềm mơ ước của chúng tôi. Trong đêm Trung Thu chúng tôi được xem rước đèn, múa lân, những trận cười và xen lẫn sợ hãi khi lần đầu nhìn thấy đầu sư tử … trong đêm Trung Thu được nghe thầy cô ở trường, các cô bác ở cơ quan bố mẹ kể cho nghe về sự tích chú Cuội, chị Hằng Nga, những bạn nào ngoan có thành tích trong học tập được khen tặng một cái bút hay chiếc khăn quàng đỏ - món quà nhỏ nhưng là niềm động viên và khích lệ lớn với chung tôi, vui hơn nữa là chúng tôi lại vừa phá cỗ vừa hát, đóng kịch, nắm tay nhau vui đùa dưới ánh trăng, những bài hát, bài vè thật gần gũi, giản dị như bài ca của nhi đồng "Ông giẳng, Ông giăng…", cứ thế vừa ngồi vừa hát vừa vỗ tay hoặc vừa đi vừa hát "Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi/ Đến cửa nhà trời, lạy cậu lạy mợ/ Cho cháu về quê, cho dê đi học/ Cho cóc ở nhà, cho gà bới bếp/ Ngồi xệp xuống đây…" hoặc lại thuộc lòng theo điệu: "Mồng một lưỡi trai, mồng hai lúa lúa, mồng ba lưỡi liềm,…" những trò chơi "Thả đỉa ba ba", "Rồng rắng lên mây" và những âm hưởng có cả trong lời ru của bà của mẹ nữa " Thằng Cuội ngồi gốc cây đa/ Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời/ Cha còn cắt cỏ trên trời/ Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên/ Ông thời cầm bút cầm nghiên/ Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa/ Thằng Cuội chết tối hôm qua/ Đánh trống, đánh phách đưa ma ra đồng…". Đấy là ngoài cơ quan, trường học còn ở nhà thì khác hẳn, hầu như ở mỗi gia đình đều bày mâm cỗ nhỏ với món bánh truyền thống tự làm lấy như bánh khảo, chuối, bưởi trong vườn dâng lên tổ tiên rồi chờ trăng lên cả nhà quây quần bên mâm gỗ mà phá cỗ thưởng trăng, với bọn trẻ chúng tôi đêm Trung Thu đến là một khoảng trời tuyệt vời nhất.

Bây giờ, khi đời sống đã khá hơn, nền kinh tế thị trường phát triển việc tổ chức đêm rằm Trung Thu cũng được quan tâm hơn, những món quà về vật chất và tinh thần cũng được nâng lên nhiều lắm, song bên cạnh đó một số cơ quan cũng bằng hình thức này hình thức kia gửi quà cho các cháu bằng cách làm phong bì cho gọn.

Thiết nghĩ, việc tổ chức rằm Trung Thu là việc mà các cấp, các ngành nên làm và cần quan tâm hơn nữa tránh hình thức gây lãng phí mà phải tổ chức sao cho thật tiết kiệm nhưng ẩn chứa đầy chất nhân văn, giá trị tinh thần cho trẻ bởi mỗi đêm rằm với trẻ thơ mãi là hành trang sống cho cuộc đời.

Đức Anh Minh

Các tin khác

Đó là khẳng định của ông Tô Văn Động - Chánh văn phòng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) chiều 13.9.

Người Pa Cô trong một cuộc thi ẩm thực các món ăn truyền thống huyện A Lưới

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ký quyết định phê duyệt đề cương đề án “Bổ sung dân tộc Pa Cô vào danh mục các dân tộc Việt Nam”.

Hoa hậu Thùy Lâm, Á hậu 1 Hoàng Yến (trái) và Á hậu 2 Thiên Lý (phải) của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ VN 2008.

Bà Thúy Nga, Giám đốc điều hành công ty Elite khẳng định, Hoa hậu Thùy Lâm, Á hậu 1 Võ Hoàng Yến và Á hậu 2 Dương Trương Thiên Lý - 3 ngôi vị cao nhất của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - đều không có tên trong danh sách đề cử thí sinh Việt Nam tham dự Miss World 2008.

Một cảnh trong phim.

Ngày 2/9, Đài THVN đã phát đi những thước phim tư liệu quý giá về lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hình ảnh do các phóng viên Hãng Tin TH Nhật Bản NDN thực hiện vào năm 1969 được ghi bằng phim màu lần đầu tiên được công bố ở Việt Nam. Để bộ phim này đến được với khán giả Việt Nam là cả một câu chuyện còn ít người được biết đến. Bà Hiroko Yoshida PGĐ của Hãng NDN đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục