Chưa phải lúc đề cử hầu đồng là di sản...

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/7/2009 | 12:00:00 AM

Hầu đồng là một truyền thống dân gian có những giá trị văn hóa đặc thù. Tuy nhiên để xác định đó có thể được coi là di sản hay không cần phải nghiên cứu thận trọng. Theo tôi, chưa đến thời điểm để đề cử truyền thống này- TS Lê Thị Minh Lý, Cục phó Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL).

Lễ hội Gióng.
Lễ hội Gióng.

Vừa qua, có hát xoan và hội Gióng là hai loại hình văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch đề xuất với Chính phủ cho phép lập hồ sơ để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO theo đề nghị của  UBND tỉnh Phú Thọ (hát xoan) và UBND thành phố Hà Nội (hội Gióng). Chưa có đề xuất hầu đồng.

Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam "công bố" việc đề nghị các cơ quan chức năng đề cử nghi thức hầu đồng là di sản, Cục Di sản văn hóa có ý kiến gì về đề xuất này?

- Hầu đồng là một truyền thống dân gian có những giá trị văn hóa đặc thù. Tuy nhiên để xác định đó có thể được coi là di sản hay không cần phải nghiên cứu thêm, càng thận trọng hơn khi đề cử để UNESCO ghi nhận là di sản của nhân loại. Theo ý kiến cá nhân tôi, chưa đến thời điểm để đề cử truyền thống này. 

Tiêu chí và cách thức đề cử như thế nào, thưa bà? 

Phần phục dựng Lễ hội Lảnh Giang là xa lạ

Di sản phi vật thể không đứng yên mà có biến đổi theo thời gian và theo sự thực hành có tính sáng tạo/ hoặc tái sáng tạo của các thế hệ chủ thể văn hóa. Quan điểm của Cục DSVH là ghi nhận và bảo vệ những biến đổi đó nhưng phải là sự biến đổi tự thân, mà cộng đồng chủ thể của di sản sáng tạo ra, chứ không phải sự áp đặt, vay mượn từ bên ngoài.

Những gì diễn ra ở lễ hội Lảnh Giang có vẻ lạ lẫm và không như nhận thức và hiểu biết của chúng tôi về lễ hội truyền thống dân gian. Ngoài ra, cần đặt câu hỏi đâu là lợi ích thực sự của người dân khi họ được tiếp nhận những “tác phẩm” kỳ lạ đó.

Chúng tôi cho rằng cần có hội thảo đánh giá lại các lễ hội đã được "thử nghiệm" theo kiểu này để rút kinh nghiệm.

- Các di sản được đề cử, trước hết là do cộng đồng tự đề xuất, hoặc do chiến lược của Bộ VH, TT & DL đề xuất nhằm bảo vệ di sản văn hóa một cách có chiến lược. Bộ VH, TT & DL tham vấn và nhờ các nhà khoa học tập hợp danh sách và chỉ đạo các địa phương nghiên cứu, xem xét nếu đủ điều kiện và đồng thuận thì có thể đề cử.

Trước đây, theo yêu cầu của UNESCO khi triển khai chương trình công nhận các Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, năm 2002 Chính phủ đã có chiến lược trong 10 năm sẽ đề cử 5 loại hình nghệ thuật là Ca trù, Quan họ, Sử thi, Cồng chiêng, Rối nước. Khi đó theo quy định 2 năm xét một lần và mỗi lần chỉ được đề cử một hồ sơ.

Hiện tại, UNESCO xét mỗi năm một lần và cho phép đề cử nhiều hồ sơ. Có thêm tiêu chí cho di sản cần được bảo vệ khẩn cấp nên sẽ có sự "linh hoạt" trong gửi lên UNESCO các đề cử.

Hát xoan là di sản cần bảo vệ khẩn cấp, còn Hội Gióng là di sản đại diện. Vậy tiêu chí có khác nhau nhiều không, và vì sao chúng ta lại lựa chọn hai di sản này để đề cử trong năm nay?

- Về mặt tính chất thì như nhau, đều là những di sản đại diện của nhân loại, nhưng di sản cần được bảo vệ khẩn cấp thì được ưu tiên bảo vệ, vì thế có thể đề cử bất cứ lúc nào, có thể được xin tiền để làm hồ sơ, khi đã được công nhận thì có thể có các khoản tài trợ cho di sản cần bảo vệ khẩn cấp từ UNESCO hoặc các quỹ quốc gia khác thông qua UNESCO tài trợ. Sau khi hết "khẩn cấp" thì mặc nhiên thành di sản đại diện.

Chúng ta ưu tiên làm hồ sơ cho hát xoan để bảo vệ một di sản đã sắp mai một., cũng như với Ca trù trước đây (hồ sơ đã đi được 2/3 chặng đường để trở thành di sản của nhân loại, khi được các chuyên gia thẩm định chuyên môn đánh giá cao).

Còn với hội Gióng, dù Hà Nội mới đề cử đầu năm nay, nhưng một số chuyên gia và tôi đã có ý tưởng này từ năm ngoái. Cái hay của hội Gióng là vẫn diễn ra tự nhiên theo truyền thống, do người dân tự làm, chưa bị sân khấu hóa, dàn dựng và “kịch bản hóa” làm sai lệch truyền thống. Ở Hội Gióng, cộng đồng quyết định hình thức lễ hội, điều đó là yếu tố rất phù hợp với tính chất và điều kiện mà công ước của UNESCO đặt ra. Hà Nội rất mong hội Gióng sẽ được công nhận di sản phi vật thể đại diện của nhân loại đúng năm 2010, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Nghĩa là chúng ta "sắp" phải nộp hồ sơ hội Gióng rồi? Thời gian có kịp không? Để làm một hồ sơ đề cử cho đúng chuẩn, cần bao nhiêu thời gian, thưa bà?

- Điều đó phụ thuộc vào những kết quả đã nghiên cứu về loại hình văn hóa phi vật thể dự định đề cử. Kết quả nghiên cứu được nói ở đây không chỉ là những nghiên cứu khoa học chuyên ngành mà bao gồm cả những vấn đề quản lý và bảo vệ loại hình đó ở góc độ di sản văn hóa. Nếu những vấn đề trên đã xác định được rõ thì việc lập hồ sơ không mất nhiều thời gian, ngược lại thì cần nhiều thời gian.

Với hồ sơ hội Gióng thì việc lập hồ sơ có một số thuận lợi vì đã có những nghiên cứu kỹ lưỡng từ đầu thế kỷ của cố GS Nguyễn Văn Huyên và ông Dumoutier, một học giả Pháp. Lễ hội này lại rất tập trung về không gian, hơn nữa truyền thống này được cộng đồng thực hành liên tục nên việc chỉ ra biện pháp bảo vệ tương đối rõ.

Ngược lại, có những hồ sơ cần thời gian nghiên cứu tương đối dài ví dụ như rối nước và sử thi.

Chúng ta có nên đề cử "ồ ạt" nhiều di sản cần được bảo vệ khẩn cấp như thế không? Lẽ ra, chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào việc "đánh thức" ý thức cộng đồng, ý thức của chính Việt Nam ta đối với di sản của dân tộc?

- Trước hết việc đề cử các di sản văn hóa phi vật thể để đăng ký vào các danh sách của UNESCO là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp là công việc được làm thường xuyên thực hiện khuyến nghị của UNESCO đối với các nước thành viên nhằm thực hiện biện pháp bảo vệ di sản ở tầm quốc tế. Mọi quốc gia đều mong muốn có nhiều di sản được bảo vệ ở cấp độ này. Đợt đầu, Trung Quốc đề cử 30 hồ sơ, Nhật Bản đề cử 12 hồ sơ và Hàn Quốc đề cử 6 hồ sơ. Tôi nghĩ nếu như chúng ta xác định được thêm các di sản để đề cử nhằm được bảo vệ khẩn cấp thì càng nhiều di sản của Việt Nam được bảo vệ. Điều đó là có lợi cho quốc gia, rất nên làm.

Mặt khác, Luật di sản văn hóa sửa đổi đã xác định kiểm kê để đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Đó là biện pháp có tính chiến lược nhằm tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy. 

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Từng đoạt giải Nữ hoàng du lịch nhân ái tại cuộc thi Nữ hoàng du lịch quốc tế 2008, Chung Thục Quyên tiếp tục đại diện cho Việt Nam thi Hoa hậu Siêu Quốc gia 2009 (Miss Supranational) tại Ba Lan từ 20/8 đến 5/9.

23h30 ngày 1/8 Hoàng Yến sẽ lên đường đến Bahamas dự Hoa hậu Hoàn vũ 2009. Dù đang bị ho nhẹ nhưng Hoàng Yến vẫn rất hào hứng trò chuyện. Cô cho biết đến với cuộc thi này không chỉ để học hỏi mà có cả niềm tin chiến thắng!

Lễ khai mạc triển lãm ảnh “Những khoảnh khắc đẹp” và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải sẽ được tổ chức vào sáng 5/8/2009 tại Trung tâm hội nghị tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 28.7, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - VIETKINGS phát thông cáo báo chí về kết quả tìm kiếm và xác lập 152 kỷ lục văn hóa Phật giáo toàn quốc trong 5 năm qua (2004-2009). Kết quả trên, cùng những đóng góp củaVIETKINGS vào Đại lễ Vesak LHQ 2008, đã được Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Bằng khen và Bằng công đức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục