Theo Bác lòng ta trong sáng hơn

  • Cập nhật: Chủ nhật, 20/6/2010 | 8:37:14 AM

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19-5-1890 – 19-5-2010) và 85 năm Ngày Báo chí cách mạng (21-6-1925 – 21-6-2010), chương trình giao lưu nghệ thuật “Theo Bác lòng ta trong sáng hơn” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Vụ Báo chí - Xuất bản tổ chức đã diễn ra tối 19-6, tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước và đông đảo đội ngũ người làm báo cách mạng trên cả nước đã tới dự.
 

Xuất hiện trong buổi giao lưu với tư cách khách mời, nhà báo, nhà thơ Hà Minh Đức đã chia sẻ những cảm nhận sau nhiều năm say sưa nghiên cứu về sự nghiệp báo chí của Người. Theo ông, một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên dấu ấn, phẩm chất báo chí của Bác Hồ chính là việc tiếp cận và khai thác tư liệu cuộc sống chân thật và hiệu quả nhất.

Trong mỗi tác phẩm báo chí của Người, độc giả đều cảm nhận được hơi thở của thời đại, với dòng chảy cuồn cuộn của đời sống. Nhà báo Hà Minh Đức bày tỏ mong muốn các thế hệ làm báo ngày nay sẽ tiếp tục học hỏi, kế thừa bản lĩnh và tinh thần làm báo của nhà báo Hồ Chí Minh.

Theo gương Bác đã có biết bao nhà báo bằng ngòi bút sắc bén và lòng tâm huyết với nghề, đã hiến dâng tuổi trẻ, thậm chí cả tính mạng để góp phần làm nên những chiến thắng hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cả trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

Đến với buổi giao lưu nghệ thuật “Theo Bác lòng ta trong sáng hơn” còn có những vị khách mời là các nhà báo đã từng lăn lộn, gắn bó với sự nghiệp báo chí như nhà báo Hà Đăng, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Trần Mai Hưởng, Tổng Biên tập Báo SGGP Trần Thế Tuyển… Các nhà báo đã cùng chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc của người làm báo trong kháng chiến và cả những khó khăn của người làm báo trong thời kỳ mới.

Trên cương vị lãnh đạo Báo SGGP, TBT Trần Thế Tuyển tâm sự, sau 35 năm phát triển và trưởng thành, tờ báo đã trở nên quen thuộc với độc giả trong và ngoài nước. Đó là niềm vinh dự nhưng cũng là áp lực và thách thức lớn của tờ báo, đặc biệt là trong bối cảnh báo in đang bước vào thời kỳ suy thoái. Bên cạnh yêu cầu của tờ báo Đảng là phải viết đúng, viết hay, góp phần đưa chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống thì tờ báo cũng đang đứng trước vấn đề lớn là làm sao nuôi sống bộ máy và tạo ra nền tảng kinh tế vững vàng để mỗi người làm báo SGGP làm tốt vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa.

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Theo Bác lòng ta trong sáng hơn” với sự tham gia của các nhà báo lão thành, những cây bút có tên tuổi, những nhà báo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước và thế hệ sinh viên báo chí nối tiếp sự nghiệp báo chí cách mạng vẻ vang đã một lần nữa tái hiện trang sử hào hùng của người làm báo cách mạng cũng như những khát vọng, thách thức của người làm báo trước vận hội mới của đất nước.

Tối 19-6, chương trình trong chuỗi sự kiện chính thức của đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội: “Người đi mở cõi” đã được truyền hình trực tiếp trên các kênh H1 (Truyền hình Hà Nội), HTV9 (Truyền hình TP Hồ Chí Minh), Đài Truyền hình Quảng Bình, Đồng Nai, An Giang. Chương trình kéo dài từ 20 giờ 30 đến 22 giờ 30 ở 4 điểm cầu: vườn hoa Lý Thái Tổ (Hà Nội), khu lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại xã Trường Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình), đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP Hồ Chí Minh), đền Bình Kính thờ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh (Đồng Nai).

Sân khấu tại Quảng Bình (quê hương của Nguyễn Hữu Cảnh) là sân khấu chính. Hơn 400 nghệ sĩ tham gia biểu diễn tại các điểm cầu truyền hình, đã mang tới cho công chúng cả nước các tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc, tái hiện hình ảnh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nối dòng chảy văn hóa thuần Việt với những câu chuyện cổ tích, các bài dân ca, phong tục tập quán, ca dao tục ngữ... vào phương Nam. Đặc biệt Chương trình còn có phần giao lưu với các nhà sử học, nhà văn hóa, nhân dân miền Trung - Tây Nguyên, miền Nam...

Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là người khai thiết đất phương Nam, ông được người dân từ Quảng Bình vào Cà Mau dựng đền lập miếu sóc vọng từ 310 năm nay. Ở Campuchia cũng có đền thờ ông do người dân bản địa lập nên từ hơn 300 năm trước.

Cũng là lần đầu tiên sau hơn 300 năm, khu lăng mộ của ông được truyền hình trực tiếp đến hàng triệu người xem, và cũng là lần đầu tiên khán giả nhìn thấy di duệ đời thứ 10 của Đức Ông Nguyễn Hữu Cảnh là ông Nguyễn Hữu Tiến (57 tuổi), được mời lên giao lưu tại sân khấu chính.

Ông Tiến hiện là người chăm coi đền thờ Thượng Đẳng Thần tại quê hương Vạn Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình là nơi khởi đầu người mở cõi phương Nam.

(Theo SGGP)

Các tin khác

YBĐT - Thời gian qua, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã tổ chức triển lãm bộ ảnh chuyên đề “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” với gần 150 tài liệu, hình ảnh tuyên truyền về công lao to lớn của Bác trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò lãnh đạo của một đảng chân chính của giai cấp công nhân toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, những thành quả cách mạng mà Đảng đã mang lại cho nhân dân Việt Nam qua 80 năm xây dựng và trưởng thành... bằng hình thức tuyên truyền lưu động tại các xã, phường trên địa bàn.

Họa sĩ Văn Đắc.

Mất đến 40 năm để họa sĩ Văn Đắc khám phá, tìm tòi, thử nghiệm trước khi giới thiệu tranh bẹ chuối với công chúng trong triển lãm khai mạc ngày 16-6 tại TP Đồng Hới, Quảng Bình.

Hai trong nhiều tác phẩm được triễn lãm

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam, sáng nay, 16-6, triển lãm “Báo chí Việt Nam (1865-1954)– Quá trình hình thành và phát triển” do Diễn đàn Sachxua.net, Thư viện Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã khai mạc tại Hà Nội.

Lần đầu tiên, nữ sinh đăng quang cuộc thi Miss Teen Việt Nam sẽ có thể được gian dự cuộc thi Miss Teen Global hoặc Miss Teen World.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục