Hưng “đồ cổ”
- Cập nhật: Thứ sáu, 30/7/2010 | 9:48:44 AM
YBĐT-Bà con khu phố 3, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên gọi anh là Hưng “đồ cổ” vì niềm đam mê với đồ cổ và sự sưu tầm những nhạc cụ, trang phục, y phục của đồng bào các dân tộc bản địa.
Quê Hưng Yên, học sửa chữa vô tuyến điện, sang làm phòng văn hóa huyện Văn Yên, nhưng anh lại đam mê sưu tầm “đồ cổ” và văn hoá các dân tộc địa phương, với ước vọng góp phần bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.
Ngôi nhà số 100 khu phố 3, thị trấn Mậu A nhìn bề ngoài cũng như bao gia đình khác trong phố, nhưng bên trong lại là nơi lưu giữ khá nhiều “đồ cổ” nào là ấm, chén, lọ lục bình, các loại nhạc cụ, quần áo, tranh của người dân tộc bản địa đến cối đá, rìu đá từ thời tiền sử… Có bao nhiêu tiền, của người đàn ông này đều dành dụm mua những thứ “cũ kỹ” về nhà. Trong rất nhiều những đồ vật anh sưu tầm, với những người “ngoại đạo” như tôi thì thật là vô tích sự, nhưng với anh thì là cả một niềm đam mê và rất giá trị, thậm chí không thể tính bằng tiền. Đây là chiếc khèn ma nhí của người dân tộc Phù Lá có cách đây hơn 100 năm. Còn đây là chiếc khèn Vía của người Mông, chiếc khèn này được người Mông sử dụng trong các dịp lễ hội, đám ma, đám cưới. Còn đấy là chiếc khèn Hội dành cho các nam thanh, nữ tú thổi khi tìm hiểu nhau và dịp chơi xuân.
Anh Hưng giới thiệu về chiếc áo nữ cũng của người dân tộc Phù Lá có tuổi đời trên 150 năm...
Tuy không học một chút nào về nhạc cụ các dân tộc, nhưng anh Hưng lại sử dụng khá thành thạo các nhạc cụ của đồng bào các dân tộc Văn Yên. Chiếm số lượng lớn trong kho đồ cổ của anh là vật dụng của đồng bào các dân tộc bản địa, đặc biệt là các đồ vật gắn liền với văn hoá Dao, Mông, Xa Phó. Đây là kết quả của nhiều chuyến điền dã trong nhiều năm anh mới sưu tập được. Quý nhất trong số hiện vật mà anh sưu tầm, lưu giữ được là bộ áo của thầy mo người Phù Lá có cánh đây trên 300 năm. Còn đây là chiếc áo nữ cũng của người dân tộc Phù Lá có tuổi đời trên 150 năm. Đây là bộ tranh thờ của người Dao có cách đây trên 400 năm, thuộc vào hàng độc. Hàng ngày có khá nhiều người dân tộc Dao, Xa Phó, Mông thường xuyên lui tới nhà anh để xem chính những vật dụng truyền thống của dân tộc họ nay không còn.
và bộ tranh thờ của người Dao có cách đây trên 400 năm
Những thứ anh sưu tầm, lưu giữ chưa phải là nhiều, nhưng có lẽ cũng đủ cho một gian trưng bầy nho nhỏ về văn hoá các dân tộc bản địa Văn Yên. Căn nhà của anh đã trở nên ngày một chật chội với những món đồ sưu tầm mỗi ngày một nhiều thêm. Anh dự định mở rộng căn nhà đang ở để có chỗ treo đồ nhưng chưa đủ điều kiện. Dẫu một chiếc áo của thầy mo người Phù Lá đã có người ở Hà Nội nhiều lần trả giá hàng trăm triệu đồng nhưng anh vẫn không bán, hay chiếc lục bình có giá nửa tỷ đồng này nhưng anh cũng không đồng ý. Anh cho biết với anh lúc này tiền cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá, truyền thống của đồng bào các dân tộc.
P.V
Các tin khác
Cùng với 6 giải thưởng quốc tế về piano giành được tại Sydney (Australia) đầu tháng 7, những thành tích xuất sắc các sinh viên Việt Nam lần này càng khẳng định chất lượng đào tạo âm nhạc Việt Nam.
YBĐT - Sau nhiều năm chiến đấu và vẽ về những chiến sỹ, những người mẹ, người chị ở chiến trường đồng bằng sông Cửu Long, hoạ sỹ Trần Quang Bộ đã có hàng trăm bức ký hoạ về con người và vùng đất mà ông đã đi qua. Những ký hoạ: “Qua cầu khỉ”, “Trong rừng dừa”, “Đại đội nữ pháo thủ cối 82 Bến Tre”, “Về vùng ven”…đã trở thành tư liệu quý giúp hoạ sĩ dựng thành tranh nghệ thuật sau này, được Bảo tàng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh mua làm tư liệu về chiến tranh.
Sáng ngày 28/7, Lễ khai mạc "Tuần lễ văn hóa dân tộc hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" đã chính thức diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long trong không khí trang nghiêm và long trọng.
Liên hoan Xiếc quốc tế lần thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 6-11/8 tại Thủ đô Hà Nội, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Liên đoàn Xiếc Việt Nam phối hợp tổ chức.