Khu Thành cổ sẽ trở thành Công viên văn hóa lịch sử
- Cập nhật: Thứ năm, 9/12/2010 | 2:15:11 PM
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch Tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, Hà Nội.
Theo đó, mục tiêu của quy hoạch là bảo tồn khu di tích quý giá này. Đồng thời, Khu Thành cổ sẽ trở thành Công viên văn hóa lịch sử nhằm phát huy giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của Khu di tích vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể hồi tháng 10 vừa qua.
Cụ thể, phạm vi lập quy hoạch gồm khu đất nghiên cứu có diện tích 45.380m2. Dự kiến có 3 khu chức năng chính gồm: Bảo tàng di tích tại chỗ; các khu trưng bày di tích ngầm, các công trình phục vụ quản lý, kỹ thuật (nhà tiếp đón, khu cây xanh tiểu cảnh, sân đường nội bộ, cổng chính, cổng phụ, tường rào...).
Hoàng Thành đón nhận bằng chứng nhận di sản văn hóa thế giới của UNESCO. |
Trong đó, các hố khai quật nguyên trạng đã phát lộ được xác định là không gian quan trọng nhất trong nhà bảo tàng di tích tại chỗ. Khu bảo tàng này cũng được xác định là nội dung chính trong quy hoạch. Ngoài ra, tại đây cũng có không gian trưng bày các hiện vật khảo cổ được tìm thấy từ các khu khai quật của di tích.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới là cơ quan tổ chức lập quy hoạch này.
(Theo LĐO)
Các tin khác
Tổng chi phí cho 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là 265 tỷ đồng. Đây là số liệu vừa được Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Hoàng Mạnh Hiển chính thức báo cáo trước Hội đồng Nhân dân thành phố.
Đã có 66 nghệ sĩ và tác phẩm được bạn đọc đề cử cao nhất cho các hạng mục tại giải Mai vàng lần thứ 16-2010, sẽ bước vào vòng bầu chọn gồm 16 hạng mục, diễn ra từ ngày 10-12 đến hết ngày 20-1-2011.
Học Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cho biết, Hoàng Phạm Trà Mi - học sinh Trung cấp 1 (Hệ 11 năm của Học viện) đã giành giải Nhất Bảng C tại cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ I mang tên F. Chopin được tổ chức tại Singapore từ ngày 1 đến 5-12.
YBĐT - Khu di chỉ khảo cổ học Hắc Y - Đại Cại thuộc xã Tân Lĩnh (huyện Lục Yên) đã trải qua 4 đợt khai quật. Dựa trên các hiện vật thu thập được, các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành đã bước đầu làm rõ nhiều thông tin trên phương diện khảo cổ học, mỹ thuật, kiến trúc liên quan đến hoạt động tôn giáo ở đây qua một số triều đại phong kiến ở nước ta.