Khơi gợi tình yêu với dân ca

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/8/2011 | 9:28:53 AM

YBĐT - Làm gì để giới trẻ có được niềm yêu thích đối với hát dân ca? Có ý kiến cho rằng, dân ca cũng là một “món ăn” - một món ăn dân dã. Khi đã chán đặc sản thì chắc chắn người ta sẽ quay lại tìm những món ăn dân dã như thế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cô cháu gái của tôi có bộ sưu tập rất nhiều bài hát nhưng tôi chẳng hề nghe thấy bài hát dân ca nào. Một cháu ở gần nhà tôi thì học tiếng Anh bình thường nhưng lại rất thích hát những ca khúc tiếng Anh. Tôi cũng để ý, khi ti vi phát sóng những chương trình hát dân ca thì người lớn say sưa xem nhưng lớp trẻ chẳng quan tâm gì.

Lựa lúc bọn trẻ tụ tập nghe nhạc, nghe hát, tôi hỏi: “Các cháu nghe rất nhiều loại nhạc, thế có ai hát được dân ca không?”, chúng đồng thanh đáp: “Có chứ ạ!”. Tôi lại bảo: “Chú rất muốn nghe các cháu hát dân ca. Ai trong số các cháu hát được một bài dân ca quan họ, chú sẽ mời tất cả đi ăn kem!”.

Bọn trẻ lúc đó chụm đầu lại để hỏi nhau xem đứa nào có thể thực hiện được yêu cầu đó. Cuối cùng thì cũng có một cháu cất giọng nhưng chỉ được một đoạn ngắn đã phải dừng lại hỏi các bạn: “Tiếp theo là thế nào ấy nhỉ?”. Cả bọn cười vang rồi đồng thanh: “Ôi, chịu thôi, bó tay chấm com!”.

Nhạc sĩ Hoàng Xô:

“Nhiều năm là Trưởng khoa Âm nhạc, Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Yên Bái - nay là Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật & Du lịch, tôi nhận thấy, có nhiều học sinh được tuyển chọn nghiêm túc nhưng khả năng cảm thụ văn học, âm nhạc, ngôn ngữ rất yếu. Khi không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của dân ca thì cũng khó mà có được sự đam mê”.

Nhạc sĩ Dương Nhâm:

“Trong trường học, trình độ chuyên môn của các giáo viên âm nhạc còn có những hạn chế, bất cập nên việc dạy môn học này nhiều khi qua loa. Đồng thời, chúng ta cũng chưa có được nhiều trường học tổ chức thi hát dân ca”. 

Tưởng rằng chỉ lớp trẻ ở thành phố mới vậy nhưng khi về quê, tôi thử hỏi mấy đứa cháu cũng thấy tình hình chẳng khác hơn. Đem những băn khoăn ấy trao đổi với một số nhạc sỹ, họ đều cho rằng đó là một thực tế đang diễn ra, rằng lớp trẻ hôm nay rất thờ ơ với dân ca. Có rất nhiều lí do để lý giải về vấn đề này. Hiện nay, giới trẻ nói chung bị cuốn vào những luồng thông tin mới mẻ của quá trình hội nhập toàn cầu. Đó cũng là một điều tất yếu. Bên cạnh đó, thực trạng thị trường âm nhạc trong nước là có không ít nhạc sĩ trẻ với những sáng tác dễ dãi, pha tạp, bắt chước, ca từ nghèo nàn, không khơi gợi được tình yêu âm nhạc…

Các bạn trẻ bây giờ cũng có quá nhiều thứ để quan tâm như đi dã ngoại, chơi game, thời trang... nên sự đam mê âm nhạc có phần bị chi phối.

Thêm một giải thích nữa là các địa phương không có những làn điệu dân ca đặc thù như dân ca quan họ Bắc Ninh, hát chèo vùng đồng bằng Bắc bộ, ca Huế, cải lương Nam Bộ... nên cũng hạn chế niềm yêu thích dân ca của các em.

Bên cạnh đó cũng phải nói đến những hạn chế trong cách đưa dân ca đến với mọi người nói chung và đến với lớp trẻ nói riêng. Thực tế là bây giờ, ra-đi-ô cũng ít người nghe, còn truyền hình lại chưa có nhiều chương trình hát dân ca dành riêng cho lớp trẻ.  

Làm gì để giới trẻ có được niềm yêu thích đối với hát dân ca? Có ý kiến cho rằng, dân ca cũng là một “món ăn” - một món ăn dân dã. Khi đã chán đặc sản thì chắc chắn người ta sẽ quay lại tìm những món ăn dân dã như thế. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là đưa dân ca đến với mọi người một cách thường xuyên hơn bằng nhiều hình thức, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

Mặt khác cũng cần phải tạo ra được những sân chơi hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ  với dân ca. Đặc biệt, việc dạy nhạc trong trường học cần phải được chú trọng hơn, nghiêm túc hơn để đạt hiệu quả như mong muốn.

Hoàng Nhâm

Các tin khác

YBĐT - Việc phát hiện lư hương thời Trần là thêm một vật chứng sống động đặc biệt, một nét phát triển lên chuỗi lịch sử của một khung đoạn dòng chảy lịch sử.

3 ca sĩ vào vòng CK xếp hạng - từ trái qua phải: Đào Thị Tố Loan (Hà Nội), Vũ Thắng Lợi (Quảng Ngãi), Nguyễn Khánh Ly (Bắc Giang)

Đêm chung kết toàn quốc cuộc thi Sao mai 2011 dòng nhạc Thính phòng diễn ra tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế vào tối ngày 14/8 đã tìm ra 3 gương mặt xuất sắc nhất vào đêm xếp hạng cuối cùng (diễn ra vào ngày 4/9).

Người đẹp Ngọc Trinh đã chính thức đăng quang danh hiệu Hoa hậu Việt Nam quốc tế (HHVNQT - còn được gọi là Hoa hậu Việt Nam hoàn cầu) 2011, trong đêm chung kết vừa kết thúc vào chiều 14.8 (giờ Việt Nam) tại Carpenter Performing Arts Center, California (Mỹ).

Uyên Linh và Thanh Lam

Trong khuôn khổ của Đại hội Thế giới lần thứ 8 Liên hiệp các hội UNESCO thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, một chương trình Đại nhạc hội vì hòa bình sẽ diễn ra vào ngày 19.8 tại Khu Công viên Thiên Đường Bảo Sơn (Hà Nội).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục