65 năm chuyến thăm Pháp của Bác
- Cập nhật: Thứ hai, 19/9/2011 | 8:45:06 AM
Ngày này cách đây 65 năm (18/9/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tàu rời nước Pháp, kết thúc chuyến thăm lịch sử - chuyến thăm ngoại giao chính thức đầu tiên của Người trên cương vị nguyên thủ của nước Việt Nam độc lập.
|
Đây là chuyến đi dày đặc các cuộc gặp gỡ và là một trong những chuyến thăm kéo dài nhất lịch sử ngoại giao (gần 100 ngày). Thời gian Bác thăm nước Pháp, nhiều kiều bào yêu nước đã đóng góp công sức trong những nỗ lực ngoại giao của dân tộc, với niềm tự hào về đất nước đã thoát cảnh nô lệ, lá cờ quốc gia lần đầu tiên tung bay ngay trên chính đất nước từng đô hộ Việt Nam.
Trong phái đoàn chính thức của Bác Hồ tại Pháp, có đại diện của kiều bào, trong đó có bác sĩ Lê Văn Cưu, lúc đó là Chủ tịch Hội ái hữu người Việt Nam tại Pháp. Ông nhận trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho Bác trong những ngày ở Pháp. Sau này, nhiều tư liệu quý về chuyến thăm của Bác đã được gia đình bác sĩ lưu giữ và trực tiếp trao lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Những tấm danh thiếp của Bác dùng trong chuyến thăm, những tấm ảnh ghi lại những thời khắc đời thường của Người tại Pháp, tờ báo LE Monde, với dòng tin sớm nhất trên thế giới về chính phủ của quốc gia Việt Nam độc lập, lá thư viết tay của kiều bào gửi tới Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tấm lòng hướng về Tổ quốc.
Những thước phim tư liệu quý giá của bà con kiều bào ghi lại về buổi gặp gỡ với Bác, với niềm tự hào được phất cao lá cờ của một dân tộc được độc lập ngay trên mảnh đất nơi sinh ra khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái, nhưng cũng là quốc gia vừa trăm năm đô hộ Việt Nam.
65 năm, những tư liệu được giữ gìn thể hiện tấm lòng sắt son hướng về Tổ quốc và kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đúng 65 năm trước, ngày 18/9/1946, lên tàu rời nước Pháp trở về quê hương theo Bác, có những trí thức kiều bào tình nguyện về xây dựng Tổ quốc như các ông Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước. Những người ở lại ghi nhớ lời căn dặn của Người.
Trong cuốn lịch nhỏ của bác sĩ Lê Văn Cưu là nét chữ của Bác 1 ngày trước khi rời nước Pháp, với lời dặn cần năng đi lại với anh em Nam bộ. Người bác sĩ quê Gò Công và gia đình đã trân trọng những kỷ vật này, trong suốt năm tháng cách biệt vì chiến tranh. Đến khi mất, dù đã đạt học vị Tiến sĩ, ông Lê Văn Cưu vẫn không nhập quốc tịch Pháp, với mong muốn được trọn đời làm công dân Việt Nam.
(Theo VTV)
Các tin khác
Vượt qua 5 “đối thủ” ở vòng chung kết, Đỗ Trí Dũng đến từ Yên Bái đã giành ngôi vị quán quân Đồ Rê Mí 2011. Trong lịch sử 5 năm Đồ Rê Mí, lần đầu tiên có một quán quân là bạn nam.
So với 7 lần tổ chức trước đây thì Siêu mẫu Việt Nam 2011 đang có những bước đổi mới giúp thí sinh hoàn thiện hơn. Những điểm mới này cũng là thử thách lớn đối với các thí sinh.
Chiều 16.9, tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND tỉnh Lai Châu đã phối hợp tổ chức lễ bàn giao và tiếp nhận phiên bản bia Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (ảnh).