Múa lân với người trẻ

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/12/2011 | 10:35:11 AM

YBĐT - Hình ảnh con lân đầy màu sắc lấp lánh, khi chồm tới, khi co lại, lúc dựng đứng lên, lúc lăn tròn trên mặt đất, trông vừa oai hùng vừa lãng mạn, cùng với tiếng trống và tiếng chập choãng cuồng nhiệt đã để lại trong ký ức tuổi thơ biết bao thế hệ. Đến hôm nay những người trẻ lại tiếp tục kế thừa và tiếp nối môn nghệ thuật dân gian này.

Vui trung thu cùng múa lân.
Ảnh: Phí Đức Long
Vui trung thu cùng múa lân. Ảnh: Phí Đức Long

Múa lân - sư - rồng là một môn nghệ thuật dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Hoa, thường được biểu diễn trong những dịp lễ hội, đặc biệt là tết Nguyên tiêu, tết Trung thu và tết Nguyên đán hàng năm. Theo quan niệm của người Á Đông, ba con vật này tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc.

Quá trình giao thoa văn hóa hàng thiên niên kỷ qua nên không rõ múa lân - sư - rồng đã du nhập vào nước ta từ lúc nào nhưng với bản tính yêu chuộng nghệ thuật, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa và ngày càng cải tiến các chiêu thức của lân - sư - rồng. Đến hôm nay mỗi dịp xuân về, mùa lễ hội bắt đầu, tiếng “cắc crắc tùng chèng, tùng chèng” lại rộn rã lòng người.

Trước kia ở thành phố Yên Bái chỉ có đội múa lân của các bác, các cụ lớn tuổi tham gia biểu diễn nhưng vài năm trở lại đây múa lân đã thu hút được đông đảo các bạn trẻ tham gia, có nhiều đội múa lân hoàn toàn của các bạn đoàn viên thanh niên tham gia với niềm đam mê và lòng nhiệt tình.

“Giống như hầu hết các bạn đoàn viên thanh niên trong đội, mình đến với múa lân hoàn toàn bằng niềm đam mê. Dù là lần diễn thứ 100 nhưng khi mặc trang phục vào lòng rộn ràng háo hức như lần đầu vậy, rất khí thế. Mà múa lân thì vui lắm, vui vì mình đã đem niềm vui đến cho người khác” - Nguyễn Quốc Thương - đội trưởng đội múa lân - sư - rồng của xã Nam Cường (thành phố Yên Bái) chia sẻ.

Thương năm nay 26 tuổi nhưng đã có cả gần chục năm luyện tập múa lân. Đội múa lân của xã Nam Cường có 12 thành viên hoạt động thường xuyên. Các thành viên đều là đoàn viên thanh niên trong xã, mỗi người một nghề nhưng đều có chung sở thích là múa lân. 

 Đặng Văn Đông ở thôn Cường Bắc làm nghề xây dựng nhưng mỗi dịp đầu xuân năm mới, xã Nam Cường tổ chức Lễ hội đền Nam Cường, hay dịp Trung Thu là Đông gác lại mọi công việc để tham gia vào đội múa lân. Đông bắt đầu luyện tập múa lân từ năm 2007, Đông tâm sự: “Phải gọi là đam mê đấy, chứ bọn mình chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề thù lao”. 

Đông và Thương là một cặp múa ăn ý, Thương múa đầu lân còn Đông múa thân lân. Thương cho biết múa lân khó nhất là màn múa leo cây hái lộc, đi cầu bập bênh, vừa múa theo nhịp trống vừa phải nhảy đứng thăng bằng trên đùi của bạn múa thân hoặc phải giữ thăng bằng khi di chuyển trên cầu… trong tiếng trống lúc khoan lúc nhặt lúc liên hồi như trống trận phải thể hiện Lân sao cho được dũng khí oai phong. Theo đó người múa thân cũng điều chỉnh nhịp chân bước theo người mùa đầu. Trong quá trình múa còn sáng tạo thêm cả những bước tung bay phần đuôi trông đẹp mắt. Do còn bận công việc nên các thành viên đội múa lân xã Nam Cường phải bố trí tập luyện vào buổi tối. Cho dù những động tác đã thuần thục, đã múa đi mua lại nhiều lần nhưng khi trước khi diễn, đội cũng phải bỏ ra cả chục buổi tối để luyện tập.

Ngoài thể hiện nét đẹp của nghệ thuật dân gian và thể hiện tính mỹ thuật, múa lân đòi hỏi sức bền dẻo dai. Mỗi một xuất diễn, người múa khỏe cũng chỉ múa được 10 phút là phải thay người. Quốc Thương cho biết: “Trong lễ hội Rằm Tháng Giêng, chúng tôi múa tham gia đoàn dẫn lễ khoảng 30 phút, nên 2 lân phải có 8 người thay nhau múa”.

Múa lân - sư - rồng có 3 loại hình múa là múa lân, múa sư tử và múa rồng. Đôi khi ba loại hình múa được thể hiện riêng rẽ nhưng cũng có lúc sự phối hợp với nhau tạo thành bộ ba hoàn hảo, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người xem bởi điệu bộ và cử chỉ, sự uy dũng và cả ý nghĩa mong muốn mang lại Phúc, Lộc, Thọ, an khang, thịnh vượng, phát tài cho mọi người trong các dịp khởi công hay khánh thành một công trình nào đó và đặc biệt là các lễ hội đầu xuân.

Minh Tư

Các tin khác
Lê Khôi Nguyên là Á vương 3 Mister International năm nay.

Đêm chung kết Mister International 2011 đã kết thúc đêm qua (17/2) tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đại diện Việt Nam, Lê Khôi Khuyên xuất sắc lọt Top 5 và về vị trí thứ 4 với ngôi Á vương 3.

Tối 18-12, tại Nhà hát Trưng Vương (TP Đà Nẵng), Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 31 đã chính thức khai mạc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham gia buổi lễ khai mạc và phát biểu chúc mừng những người làm truyền hình cả nước.

Những giải thưởng của LHP đã gây bất ngờ lớn với những người yêu điện ảnh. Trước liên hoan phim, BTC đã nói, dù thế nào họ cũng sẽ chọn ra một bộ phim đoạt giải Vàng, “bộ phim xứng đáng đoạt Vàng nhất trong các bộ phim”. Cuối cùng, kết quả đã không như thế!

Phụ nữ dân tộc Thái xã Sơn A (Văn Chấn) biểu diễn hát, múa dân ca.

YBĐT - Những người truyền dạy như ông Nừng, ông Nhạn, ông Lai, ông Kim, bà Xiêng vì thế mà càng thêm phần tâm huyết và cùng chung một tâm sự rằng họ sẽ còn tiếp tục mở các lớp truyền dạy hát dân ca cho lớp trẻ đến khi nào họ còn sức lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục