Điện ảnh Yên Bái 59 năm xây dựng và trưởng thành

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/3/2012 | 3:09:00 PM

YBĐT - Qua 59 năm, điện ảnh cách mạng Việt Nam nói chung và điện ảnh tỉnh Yên Bái nói riêng đã gánh trên vai trách nhiệm góp phần chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, động viên sức người, sức của chi viện cho tuyền tuyến trong 2 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Một buổi chiếu phim phục vụ đồng bào Mông vùng cao Trạm Tấu của Đội chiếu bóng lưu động thuộc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh.
Một buổi chiếu phim phục vụ đồng bào Mông vùng cao Trạm Tấu của Đội chiếu bóng lưu động thuộc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh.

Ngày 15/3/1953, tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam. Kể từ đó, ngày 15/3 hàng năm được coi là ngày kỷ niệm thành lập ngành điện ảnh Việt Nam. Nhằm tôn vinh và ghi nhận công lao đóng góp của những người làm công việc sáng tác và phổ biến tác phẩm điện ảnh cách mạng đến với khán giả, tháng 7 năm 2009, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cho phép lấy ngày 15/3 là ngày Điện ảnh Việt Nam.

Qua 59 năm, điện ảnh cách mạng Việt Nam nói chung và điện ảnh tỉnh Yên Bái nói riêng đã gánh trên vai trách nhiệm góp phần chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, động viên sức người, sức của chi viện cho tuyền tuyến trong 2 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Những năm tháng chiến trường ác liệt, nhiều nhà quay phim đã lên đường vào mặt trận, tay máy, tay súng, họ xông pha vào nơi khốc liệt nhất, nơi cái chết, cái sống chỉ trong gang tấc để ghi lại những thước phim lịch sử vô giá. Và rồi không ít người đã ngã xuống, trên người họ là những thước phim tư liệu sống động thấm đẫm máu của những người làm điện ảnh.

Trong chiến tranh chống Mỹ, biết bao nhiêu người con ưu tú của quê hương Yên Bái đã lên đường vào chiến trường. Nhiều đội chiếu phim lưu động của tỉnh ngay từ khi mới thành lập, với phương tiện kỹ thuật thô sơ đã bất chấp sự khốc liệt của bom đạn vẫn ôm máy chiếu phim phục vụ các đơn vị bộ đội, dân công và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Hòa bình lập lại, đất nước chuyển từ chiến tranh sang phục hồi và phát triển kinh tế. Một lần nữa, những người làm công tác điện ảnh lại lao vào trận chiến mới. Họ tìm hiểu và phản ánh kịp thời những góc cạnh của đời sống xã hội, ca ngợi cái tốt, phê phán những mặt tồn tại tiềm ẩn trong xã hội hiện đại trên con đường hội nhập và phát triển.

Ngày nay, khi đời sống xã hội dần được nâng cao thì cũng là lúc ngành điện ảnh Việt Nam nói chung, điện ảnh Yên Bái nói riêng phải đối mặt với thử thách và khó khăn mới, đó là việc hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí nở rộ, truyền hình đa dạng với các chương trình phủ sóng 24/24 giờ. Bên cạnh đó, do đặc thù của thành phố thời mở cửa, một số rạp chiếu phim đã xuống cấp và không còn phù hợp.

Tại các vùng cao, vùng sâu nơi đời sống bà con dân tộc, giao thông đi lại còn có quá nhiều khó khăn, đoàn nghệ thuật chưa thể đến để biểu diễn phục vụ, các hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí còn là món ăn tinh thần xa xỉ, những buổi chiếu bóng lưu động đối với đồng bào các dân tộc là việc làm cần thiết, nó đã góp phần đem ánh sáng văn hoá của Đảng, kiến thức pháp luật của Nhà nước đến với bà con các dân tộc.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng tỉnh Yên Bái với chức năng nhiệm vụ tuyên truyền giới thiệu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng tới bà con các dân tộc trong tỉnh thông qua phương tiện điện ảnh - môn nghệ thuật thu hút được đông đảo số lượng quần chúng nhất, các đội chiếu bóng lưu động, những chiến sỹ văn hoá lại đến với bà con vùng cao, vùng sâu. Ở đây người dân chưa có nhiều điều kiện tiếp cận thông tin, họ vẫn coi những buổi chiếu phim công cộng như là một kênh thông tin cần thiết để tiếp cận và hoà nhịp với cuộc sống hiện đại. Hơn nữa, sau một ngày lao động mệt nhọc, họ lại có điều kiện gặp gỡ và giao lưu với nhau, cùng thưởng thức ánh sáng văn hoá của Đảng.

Qua những buổi chiếu phim phục vụ không thu tiền, họ cảm nhận thấy Đảng và Nhà nước đang chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần cho họ.
Ngoài việc chiếu chương trình phim truyện, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng còn phối hợp với các sở, ban, ngành chiếu phim tuyên truyền giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trước các buổi chiếu như tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tội phạm ma tuý, chống chặt phá rừng, chương trình khuyến nông, làm giàu từ kinh tế gia đình... đã được đông đảo bà con hưởng ứng và chính quyền sở tại đánh giá cao.

Mặc dù hằng ngày phải đối mặt với những khó khăn, vất vả, cuộc sống lưu động nay đây mai đó, thường xuyên xa nhà, phương tiện vận chuyển phim và máy móc chủ yếu bằng xe máy cá nhân nhưng những người làm công tác điện ảnh tỉnh Yên Bái vẫn đầy nhiệt huyết với nghề, vì họ biết Đảng vẫn cần họ và nhân dân cũng vẫn rất cần họ.

Nguyễn Thị Bích Hạnh

Các tin khác
Ảnh minh họa

Sau 2 tuần nhập viện do căn bệnh hiểm nghèo, NSND Trọng Khôi – ông Nghị Hách của làng phim Việt đã từ trần sáng nay, 14/3 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Là MC mùa đầu tiên của Bước nhảy hoàn vũ, nữ diễn viên tiếp tục cầm trịch mùa thứ ba, sau một năm gián đoạn vì sinh con.

“Canh ba ba” sẽ chiếu tại LHP Cannes 2012.

Phim ngắn của nhóm Yeti (TPHCM) đoạt giải ba phim xuất sắc trong hơn 100 phim của dự án Làm phim 48h trên thế giới.

Về nguồn - Thùy Dung

10 bộ ảnh của 10 người đẹp: Thanh Hằng - Hương Giang - Jennifer Phạm - Thùy Dung - Diễm Hương - Thiên Lý - Hoàng My - Huỳnh Bích Phương - Hoàng Thùy - Thúy Nga vừa được giới thiệu giúp mọi người có những góc nhìn mới mẻ, nhiều cảm xúc hơn về chiếc áo dài Việt truyền thống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục