Yên Bái tham dự "Chợ phiên vùng cao" tại Hà Nội

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/4/2012 | 1:39:39 PM

Chợ không chỉ dừng ở việc mua bán mà còn là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Khăn Piêu (Thái) sẽ có mặt tại chợ phiên vùng cao (ảnh: Internet)
Khăn Piêu (Thái) sẽ có mặt tại chợ phiên vùng cao (ảnh: Internet)

“Chợ phiên vùng cao” là hoạt động nằm trong chương trình “Sắc màu Tây Bắc” sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội từ ngày 26-28/04.

Chương trình do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với các tỉnh, thành phố là Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên và Hà Nội tổ chức.

Chợ phiên vùng cao vốn là một điểm đến hấp dẫn không những người dân trong nước mà cả bạn bè quốc tế. Tại đây, ngoài việc giới thiệu và bán các sản vật địa phương, chợ còn là nơi hò hẹn, giao lưu, múa hát, kết bạn…

Nét đặc biệt là chợ được thiết kế, trang trí theo đúng môtip của một phiên chợ vùng cao; các hoạt động được thực hiện theo lối buôn bán của các dân tộc vùng Tây Bắc gồm những mặt hàng nông sản, thổ cẩm, rau rừng được đồng bào dân tộc Thái bày trên những sạp tre nứa, được vắt trên những chiếc gùi của dân tộc Mông, Dao.

Ngay giữa phiên chợ này, khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng chảo thắng cố bên bếp lửa rực hồng, là món ăn đặc sản truyền thống của người Tây Bắc và sẽ được mời nghỉ chân trên những bộ bàn ghế gỗ màu đen và thưởng thức món ăn trong những chiếc bát gỗ đặc trưng.

Khách thăm quan cũng sẽ được ngắm nhìn những sản phẩm đặc trưng của dân tộc Mông (đồ lanh), khăn Piêu (Thái), được ngằm nhìn những hoa văn trên cạp váy Mường, biểu tượng hoa văn cây thông trên trang phục của người Dao đỏ; áo cổ, hàng cúc trên trang phục của người Thái đen. Tỉnh Sơn La giới thiệu và bán đặc sản địa phương như: rượu chuối (Yên Châu), rượu ngô (Mộc Châu), rượu vang Bắc Sơn Tra (Bắc Yên), chè, măng…

Khách thăm quan sẽ được thưởng thức các món đặc sản mang hương vị đặc trưng như: cơm lam, thịt hun khói, gà nướng, rượu cần…

Ông Phạm Văn Thủy, Giám đốc Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cho biết: Đây là lần đầu tiên tổ chức một chương trình có quy mô lớn dành cho các tỉnh Tây Bắc. Chương trình này cũng nằm trong khuôn khổ Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, là sự kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc nhằm kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước như: Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

(Theo VOV)

Các tin khác
Nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính (trái) thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cùng cựu phóng viên chiến trường Nick Út tháng 4/2012.

Qua ống kính của Đoàn Công Tính, chiến tranh là tội ác thảm khốc mang lại đau thương cho con người nhưng nó không thể giết chết niềm tin yêu cuộc sống, tin vào thắng lợi của chính nghĩa.

Bức tranh Toàn cảnh lăng Tự Đức của Bùi Văn Ngọ.

Ngày 26.4, nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2012, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH-TT-DL) chính thức công bố 10 kỷ lục Việt Nam trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Cho thức ăn vào nồi lẩu hải sản chua cay lớn nhất Việt Nam.

Nằm trong khuôn khổ Hội chợ Hàng Việt nam chất lượng cao khai mạc tối 25-4, tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM bà Lê Thị Thanh Lâm, PTGĐ Công ty cổ phần Sài Gòn Food (Saigon Food) đại diện Công ty đã nhận bằng xác lập kỷ lục “Nồi lẩu lớn nhất Việt Nam”.

Danh sách 21 bộ phim tham gia hạng mục Tôn vinh đạo diễn (Director's Fortnight) lần thứ 44, được tổ chức song song cùng Liên hoan phim Cannes thường niên lần 65 diễn ra từ 16-27/5, vừa được công ngày 24/4 tại Paris, Pháp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục