Thư họa Vua Trần Nhân Tông được bán với giá 1,8 triệu USD
- Cập nhật: Thứ năm, 13/9/2012 | 1:50:53 PM
“Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” là bức tranh thủy mặc vẽ cảnh Phật Hoàng (vua Trần Nhân Tông) đang trên đường xuống núi giáo hóa chúng sinh. Bản phục chế của thư họa “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” vừa được bán với giá 1,8 triệu USD.
Một phần của bức thư họa “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”.
|
“Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” được cho là bức thư họa sơ tổ phái thiền Trúc Lâm Việt Nam, Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuống núi. Không chỉ là một họa phẩm hoàn mỹ nó còn ẩn chứa trong mình vô vàn những thông điệp của quá khứ.
“Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” là bức tranh thủy mặc được họa sư Trần Giám Như hoàn thành năm 1363 trên giấy xuyến, sau đó được các danh sĩ đời Minh bồi bút tôn vinh Trúc Lâm đại sĩ. Hiện bức tranh đang được lưu giữ tại bảo tàng Liêu Ninh (Trung Quốc). Theo Th.S Phạm Văn Tuấn, lịch sử Việt Nam hiện không có được di ảnh của vua Trần Nhân Tông, chỉ còn vài ba bức họa và tượng. Trong “Trúc lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”, hình ảnh Phật Hoàng (vua Trần) hiện lên rõ nét, sinh động với phong thái an nhiên khi đang trên đường xuống núi giáo hóa chúng sinh, chính là con đường từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long.
Đánh giá về giá trị của bức họa, Th.S Trần Anh Tuấn cho biết: “ Bức họa là minh chứng cho lịch sử thời Trần, có sự gắn kết chặt chẽ giữa Phật giáo và Đạo giáo trong hình ảnh tay Nhân Tông lần tràng hạt. Bức tranh gắn liền với sự kiện vua Anh Tông ra đón Trần Nhân Tông về truyền đạo, một sự kiện quan trọng trong lịch sử thời Trần. Tôi đã đối chiếu nhiều nguồn sách cũng như internet, tất cả các bức tranh tôi thấy đều có nội dung thống nhất, đối chiếu chứng thực. Tranh có ý nghĩa về sự ra đời của Phật giáo, văn hóa Phật giáo cũng như lịch sử cuộc đời Trần Nhân Tông”.
Nhiều nghi vấn về tác giả
Ngoài ra, các thư tịch đều ghi Giám Như là môn hạ của Triệu Mạnh Phủ (1254 – 1322), từng nhiều lần vẽ tranh Mạnh Phủ. Tuy nhiên, ông là người Việt Nam hay người Trung Quốc, hoặc là người An Nam lưu lạc ở phương Bắc. T.S Nguyễn Nam khảo cứu có tư liệu ghi Trần Giám Như người Lô Giang (Tức sông Lô của Việt Nam. Cũng từ cách vẽ, cách nhìn nhân vật trong tranh rất chính xác, tỉ mỉ Th.S Phạm Văn Tuấn đặt ra giả thiết có một cộng đồng người Việt họ Trần lưu lạc sang Trung nguyên. Tuy nhiên đây câu hỏi về lai lịch tác giả vẫn còn là nghi vấn chưa giải đáp được.
Các tin khác
Phan Thiên Bạch Anh, thí sinh Việt Nam 10 tuổi, đã xuất sắc vượt qua 11 thí sinh khác ở vòng chung kết và giành giải Nhất bảng A cuộc thi piano quốc tế lần thứ 2.
Giải thưởng Văn học quốc tế Man Booker - giải thưởng Văn học lớn nhất của Anh được trao định kỳ hàng năm cho một tác phẩm tiểu thuyết hay nhất với phần thưởng lên tới 50.000 bảng Anh. 6 tác phẩm được lọt vào vòng chung kết năm nay vừa chính thức lộ diện.
Sau 8 ngày tranh tài giữa 53 thí sinh đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, Cuộc thi piano quốc tế lần thứ 2 - Hà Nội 2012 đã có kết quả vào tối 11-9. Lần đầu tiên thí sinh Việt Nam có giải nhất, đó là Phan Thiên Bạch Anh (10 tuổi, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) đoạt giải nhất bảng A.
Một tác phẩm xứng đáng với 3 năm chờ đợi của những độc giả yêu mến Murakami – tác giả của “Rừng Na Uy” hay “Biên niên ký chim vặn dây cót".