Dấu ấn hào hùng

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/9/2012 | 2:59:32 PM

YBĐT - Di tích lịch sử văn hóa cách mạng Khu ủy Tây Bắc nằm ở khu vực Bản Chanh, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn. Đây là địa phương có địa hình tương đối bằng phẳng, án ngữ cửa ngõ trên con đường độc đạo tỉnh lộ từ Yên Bái vào các huyện miền Tây.

Học sinh Trường Tiểu học xã Đại Lịch (Văn Chấn) nghe kể chuyện truyền thống.
Học sinh Trường Tiểu học xã Đại Lịch (Văn Chấn) nghe kể chuyện truyền thống.

Hiện nay, xã có 18 bản là: Năm Hăn 1, Năm Hăn 2, Năm Hăn 3, Ta Tiu, Cầu Thia, Lọng, Tèn, Noong ỏ, Chanh, Quân, Đao, ỏ, Suối Mù, Phù Ninh, Nong, Cốc Củ, Khộn, Suối Quẻ với 9 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do có vị trí chiến lược quan trọng nên Phù Nham là một địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ quân sự...

Nhìn lại lịch sử, trong kháng chiến chống Pháp, để chuẩn bị giải phóng khu Tây Bắc khỏi sự chiếm đóng của thực dân, do yêu cầu đảm bảo an toàn, sau nhiều nơi đóng quân, Trung ương đã cho di dời toàn bộ Khu ủy từ xã Hưng Khánh vào đóng tại bản Chanh, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn. Tại đây được sự che chở, giúp đỡ của đồng bào các dân tộc, các cơ quan của Khu ủy đã dựng nhà ở giống như nhà dân dọc bờ ngòi Nhì để bảo đảm bí mật. Nơi làm việc là những dãy lán trại làm bằng tre nứa, lợp tranh núp dưới các lùm cây cao, ban ngày cán bộ của Khu ủy làm việc dưới lán, đêm về nhà dân ngủ.

Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Khu ủy, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Quân khu, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đã ngăn chặn, tiêu diệt được bọn phỉ Cầm Đức, Giàng Páo Của được Pháp tiếp tế vũ khí lương thực nổi dậy gây rối ở một số nơi như Sơn La, Lào Cai, 2 xã Xà Hồ, Bản Mù (Trạm Tấu). Bọn phản động người Mông ở Suối Giàng, Phình Hồ cũng ngóc đầu dậy bắt liên lạc với nhau nhằm đánh chiếm vùng lòng chảo Mường Lò cũng được Khu ủy chỉ huy, ngăn chặn kịp thời.

Khu ủy đã phát động cuộc vận động quần chúng đánh đổ bọn Việt gian phản động, giữ vững an ninh ở địa phương. Đặc biệt, để huy động, động viên sức người sức của phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Khu ủy Tây Bắc thành lập Hội đồng cung cấp tiền phương của Khu do đồng chí Lê Trung Đình, Thường vụ Khu ủy phụ trách.

Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với vị trí nằm trong vùng chiến lược quân sự quan trọng lúc bấy giờ giữa ta và địch, cùng với Đảng bộ, quân dân địa phương, Khu ủy Tây Bắc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và Lai Châu tập trung tiễu phỉ, củng cố chính quyền cách mạng, vừa tham gia trực tiếp vừa huy động sức người sức của phục vụ cho chiến dịch lớn do Trung ương chỉ đạo, nổi bật là chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc, chấm dứt chế độ thực dân đô hộ, mở ra một trang sử mới, một thời kỳ mới cho nhân dân vùng Tây Bắc.

Sau ngày hoà bình lập lại và trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù trụ sở Khu ủy đã được dời đến địa phương khác, song tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, bảo vệ và xây dựng lực lượng cách mạng, cán bộ Khu ủy vẫn tiếp tục cùng với chính quyền bốn tỉnh (Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Sơn La) xây dựng các đơn vị quân đội vững mạnh vừa tham gia chiến đấu, ngăn chặn sự chống phá của các thế lực thù địch, đặc biệt là nhiệm vụ tiễu phỉ và tham gia sản xuất, xây dựng hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện cho miền Nam đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất nước nhà. Sự hy sinh đóng góp bảo vệ cán bộ của Đảng của nhân dân bản Chanh trong những ngày tháng cách mạng sục sôi đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quật khởi đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Với lịch sử hào hùng của mình, nơi đây đã được ghi vào lịch sử thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, xứng đáng được công nhận là di tích lịch sử cách mạng, là địa chỉ đỏ về nguồn để các cấp bộ Đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong vùng mà trực tiếp là huyện Văn Chấn, xã Phù Nham phát huy truyền thống lịch sử của quê hương, bảo tồn và khai thác giá trị của di tích phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo đời sống tinh thần, giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc và địa phương.

Ghi nhận những đóng góp của nhân dân bản Chanh xã Phù Nham, năm 2009, UBND tỉnh Yên Bái đã cấp Bằng công nhận Khu di tích lịch sử cách mạng Khu ủy Tây Bắc và giao cho xã Phù Nham trực tiếp quản lý, bảo tồn với diện tích quy hoạch trên 1.836m2...

 P.V

Các tin khác
Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục