Giải thưởng ảnh di sản Việt Nam - Tôn vinh giá trị văn hóa Việt

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/11/2012 | 8:01:06 AM

Sau các cuộc triển lãm tại Phan Thiết, Cần Thơ, Nha Trang, Hà Nội, Hội An, Hạ Long, cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam (do Tạp chí Vietnam Heritage phối hợp cùng Hội Di sản Văn hóa TPHCM tổ chức) sẽ tổng kết, trao giải thưởng tại TPHCM sáng nay 22-11. Đây là một trong những hoạt động quy mô nhân dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11).

  • Đặc sắc văn hóa Việt

Với mong muốn giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc VN đến với bạn bè thế giới, cuộc thi ảnh Di sản văn hóa VN lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút gần 3.000 tác phẩm của các tay máy chuyên và không chuyên trong cả nước.

Thông qua ngôn ngữ nhiếp ảnh, cuộc thi tìm kiếm những câu chuyện và các góc nhìn đa dạng về đề tài di sản VN cũng như nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt. Có thể thấy những khoảnh khắc rung động của tác giả trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước qua các tác phẩm: Khoảnh khắc Hạ Long (Nguyễn Phụng Chí), Chang chang cồn cát (Nguyễn Thành Vương)…

Bên cạnh những tác phẩm chia sẻ vẻ đẹp của thiên nhiên, bộ tác phẩm Tây Nguyên màu xám (tác giả Nguyễn Na Sơn) cũng khiến người xem phải suy nghĩ và trăn trở về nạn đốt, chặt phá rừng. Bộ ảnh tàn sát loài khỉ của tác giả Lê Hoài Phương cũng là một tiếng kêu cứu từ thiên nhiên về ý thức bảo tồn động vật, gìn giữ sự cân bằng sinh thái môi trường.

Nét văn hóa đặc sắc, sức mạnh đoàn kết của các dân tộc Việt anh em luôn là đề tài khiến các tay máy tìm tòi, khám phá. Đó là những câu chuyện bằng hình ảnh về phong tục, tập quán, qua các tác phẩm: Chợ phiên Cán Cấu (Lại Khánh), Lễ tảo mộ người Chăm Bani (Trần Quốc Nam)…

Mưa trên phố cổ của tác giả Trần Thị Tuyết Mai (TPHCM).

  • Chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di sản

“Không chỉ tôn vinh nét đẹp của di sản, thông qua cuộc thi chúng tôi mong muốn góp phần xây dựng ý thức cùng chung tay bảo vệ những di sản văn hóa Việt”, bà Lê Tú Cẩm, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa TPHCM nói.

Cùng ý nghĩ này, ông Noriji Yoshida, Giám đốc điều hành Canon VN, bày tỏ: “Đến sinh sống, làm việc tại VN, tìm hiểu về văn hóa, con người và thiên nhiên VN, tôi thật sự ấn tượng. Đất nước VN của các bạn rất đẹp, con người VN đôn hậu, tôi tin rằng cũng như thế giới, việc bảo vệ thiên nhiên sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các bạn. Chúng ta hãy cùng góp phần bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ di sản của đất nước mà tôi yếu mến”.

Theo ban tổ chức cuộc thi, lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi diễn ra ngày 22-11 tại TPHCM. Cùng ngày, 100 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi sẽ khai mạc triển lãm tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh, 65 Lý Tự Trọng, quận 1, TPHCM để đông đảo công chúng thưởng lãm. 

(Theo SGGP)

Các tin khác

Bên cạnh tài quân sự kiệt xuất, danh tướng Trần Nhật Duật của nhà Trần còn được sử sách ghi nhận với tài ngoại ngữ có một không hai của mình. Trần Nhật Duật là… kiếp sau của giống Phiên, Nam

Nhà văn Tô Hoài đã bước sang tuổi 93. Chú dế mèn của ông cũng đã sống 70 năm. (Ảnh: VOV)

Dế mèn phiêu lưu ký, tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam đã đi trọn hành trình 70 năm kể từ năm 1942, sau khi nhà văn Tô Hoài hoàn tất tác phẩm mà ngay chính bản thân ông cũng không nghĩ rằng nó có sức sống mãnh liệt đến như vậy.
 

Bìa cuốn sách

Đây là những khoảnh khắc mà tác giả bài viết - những người may mắn có nhiều dịp được làm việc, được gần gũi với Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người đã để lại trong lòng họ những dấu ấn sâu đậm về một con người luôn vì dân, vì nước...

Lịch sử ngành giáo dục thế giới đã từng ghi dấu ấn những nhà giáo tài năng, nhiệt huyết và nổi tiếng đến tận bây giờ. Khổng Tử (551–479 trước Công nguyên)

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục