Cây cảnh - thú chơi tao nhã của người Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/12/2012 | 4:15:28 PM

YBĐT - Chơi cây cảnh không chỉ là niềm đam mê, tình yêu với thiên nhiên của người chơi mà còn tạo ra được một không gian sống thoáng mát và không khí trong lành. Đây đã trở thành một những thú chơi tao nhã mà người dân Yên Bái tìm về để tâm hồn được tĩnh tại và thư thái.

Chơi cây cảnh không phải là ai muốn là cũng có thể chơi được bởi chơi cây cảnh là một nghệ thuật, người chơi cây ngoài việc có một vốn kiến thức nhất định thì phải yêu cây, tâm huyết với cây.

Để có được những cây có dáng thế đẹp thì không phải ai cũng có thể làm được. Cây phi lao dáng xiên này với trên 200 năm tuổi là một trong những kiệt tác nghệ thuật “đẳng cấp” của gia đình ông Nguyễn Anh Dũng, phường Nguyễn Phúc - một trong những người chơi cây cảnh đầu tiên ở tỉnh Yên Bái. Sau khi học hỏi qua sách báo và học cách chăm sóc cây của các nghệ nhân, đến nay ông Dũng đã có ngót nghét 40 năm chơi cây cảnh. Theo ông Dũng, người yêu cây, chơi cây không chỉ đơn giản là tưới nước, cắt tỉa cho cây mà còn phải có sự khéo léo, có sự sáng tạo và tỉ mỉ trong việc uốn tỉa cây, ghép cây để tạo ra những cây cảnh có giá trị cao về mặt thẩm mỹ.

Cây phi lao dáng xiên với trên 200 năm tuổi là một trong những kiệt tác nghệ thuật “đẳng cấp”

Tất cả sự đam mê và tâm huyết, ông Dũng đã gửi gắm trong mỗi tác phẩm nghệ thuật cây cảnh của mình mà ở đó, mỗi dáng cây, mỗi thế cây đều ẩn chứa những triết lý nhân sinh sâu sắc của ông cha ta từ ngàn xưa.

Xuất phát từ thế cây tự nhiên, người phương Đông tạo ra bốn thế cơ bản, đó là: Trực – Xiên – Hoành - Huyền, từ đó tạo ra vô vàn dáng cổ thụ, đến những khóm cây hay những cây kết hợp với đá, với nước tạo cảm xúc thẩm mĩ sâu sắc.

Đây là cây xanh được uốn theo thế “hạn phụ thạch” (cây ôm đá) - một tác phẩm nghệ thuật được chau chuốt cầu kỳ của anh Nguyễn Văn Thoại, phường Yên Thịnh.

Để có được tác phẩm này, anh Thoại đã phải mất một thời gian khá dài bởi sau khi nuôi dưỡng cây, đặc biệt chú ý để bộ rễ phát triển khỏe rồi mới rửa sạch đất, cắt sạch những đầu rễ để rễ phát triển nhanh, sau đó ghim đầu rễ vào đá để một thời gian rễ mọc dài ra, chạm đến mặt nước và sống bằng nước. Khi quan sát thì thấy rễ cây xuyên qua kẽ đá, bao trùm lên đá.

Nhận thấy nhu cầu chơi cây của người dân Yên Bái ngày càng phát triển, anh Thoại đã mở rộng khu vườn cây cảnh của gia đình với hàng trăm loại cây cảnh các loại để phục vụ thú chơi tao nhã của người dân.

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 30.000 chậu cây cảnh tổng hợp các loại cây dáng thế, bon sai chiếm khoảng 50%, còn lại là các chủng loại cây phôi như lộc vừng, sanh, si các loại, tùng la hán, mai tứ quý, mai chiếu thuỷ xương cá...

Chơi cây cảnh không chỉ là niềm đam mê, tình yêu với thiên nhiên của người chơi mà còn tạo ra được một không gian sống thoáng mát và không khí trong lành. Đây đã trở thành một những thú chơi tao nhã mà người dân Yên Bái tìm về để tâm hồn được tĩnh tại và thư thái.

Thanh Chi - Mạnh Cường

Các tin khác

Bộ Thông tin – Truyền thông vừa chính thức phát hành bộ tem bưu chính Tết Quý Tỵ 2013 gồm 2 mẫu tem vuông có kích thước 37 x 37 mm, với tổng giá mặt 12.500 đồng. Đây là bộ tem cuối cùng trong Chương trình phát hành tem bưu chính Việt Nam năm 2012.

Hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam trình lên UNESCO nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên.

Hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam trình lên UNESCO nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên.

Trong thập kỷ 1910-1930, nhà tài phiệt người Pháp đã cử nhiếp ảnh gia tới khắp 5 châu, ghi lại hình ảnh sinh hoạt của người dân các nước. Họ đã đặt chân tới Việt Nam và lưu lại những hình ảnh, thước phim quý hiếm.

Lễ dâng hương tại đền Hóa Cuông (trấn Yên) trong lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. (Ảnh: Linh Chi)

YBĐT - Huyện Trấn Yên (Yên Bái) là nơi có nhiều di tích nổi tiếng, hàng năm thu hút đông đảo du khách thập phương tham quan, vãn cảnh và dâng hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục