Phát hiện trống đồng dưới lòng sông Chảy

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/1/2013 | 9:21:07 AM

YBĐT - Nhận được tin từ anh Nguyễn Văn Hải người xã Hán Đà, huyện Yên Bình, phát hiện được một hiện vật nghi là trống đồng, cán bộ chuyên môn Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã đến nhà và hiện trường để xem xét, thẩm định và xác định đúng là trống đồng.

Chiếc trống đồng được phát hiện dưới lòng sông Chảy.
Chiếc trống đồng được phát hiện dưới lòng sông Chảy.

Theo lời kể của anh Hải, vào khoảng tháng 7 năm 2011, trong khi đang đào cát ở lòng Sông Chảy, tại khu thôn 3, xã Hán Đà để làm vật liệu xây dựng thì phát hiện được di vật rồi di chuyển về nhà cất giữ. Chúng tôi tạm đặt tên cho chiếc trống đồng này là trống đồng Hán Đà (theo địa danh nơi phát hiện). Sơ bộ đánh giá, đây là trống đồng Đông Sơn thuộc nhóm III.

Tổng thể trống được chia làm ba phần: tang, thân và chân trống. Nhìn tổng thể trống không thuộc loại trống lùn mà là loại nhỡ, chân cao. Chủ đề hoa văn trang trí chủ yếu là động vật, vòng tròn kép đồng tâm và văn răng cưa.

Tính từ trong ra ngoài mặt trống được trang trí làm 6 băng hoa văn: Băng 1: chính giữa là hình mặt trời 8 tia (do nước chảy phần mặt trống bị mòn nên khá mờ); băng 2: giữa các tia phủ là các đoạn khắc vạch xiên xương cá; băng 3 là vành hoa văn tròn kép đồng tâm, hai bên trang trí hoa văn răng cưa; băng 4: để trơn khoảng trống; băng 5 hoa văn tương tự như băng 3, vành hoa văn vòng tròn kép đồng tâm và ở giữa hai vành hoa văn răng cưa bố trí đối xứng ở hai bên.

Mặt trống bố trí bốn tượng cóc, hai tượng còn nguyên vẹn, hai tượng còn lại phần chân. Phần tang trống  có một vành hoa văn tương tự như các vành ở mặt trống, vành giữa là vành văn vòng tròn kép đồng tâm, hai vành văn răng cưa bố trí đối xứng hai bên.

Phần thân trống, phía dưới có ba vòng hoa văn giống như ở phần tang trống, phía trên có 8 ô dọc, 6 bố trí các đường xiên song song xuôi kiểu xương cá, 2 ô đối xứng 2 bên quai trống.

Trong ô dọc có 6 hình tròn, ba hàng đối xứng và có vạch xiên nối các vòng tròn kép, đôi bên có vạch răng lược, các khoảng cách của ô dọc thân trống có trang trí hình bốn con bò quay theo ngược chiều kim đồng hồ đã mờ, không rõ lắm. Phần chân trống không trang trí hoa văn, để trơn, chân choãi ra ngoài ở tư thế vững chãi.

Nhìn chung, kỹ thuật đúc trống chưa thật được tinh xảo, đường nét hoa văn thô, to, các vành tròn kép bố trí chưa được trau chuốt, đều đặn, có chỗ chườm lên nhau, có chỗ lại xa nhau một khoảng nhỏ.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học Việt Nam) - một chuyên gia về lĩnh vực đồ đồng thì chiếc trống này thuộc trống Đông Sơn loại III, còn nguyên lành, điển hình nhất phát hiện được trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ trước đến nay. Trống đồng Hán Đà cũng là một loại di vật đặc biệt, gắn với tâm thức của người Việt cổ, rất có giá trị được phát hiện ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã làm đầy đủ thủ tục pháp lý, bồi dưỡng người có công phát hiện, giao nộp di vật cho Nhà nước theo luật định và di chuyển về bảo tàng bảo quản, phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày, phát huy giá trị vốn có của di vật.

Trần Xuân Ca

Các tin khác
Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh mùa lúa chín tại đồi Móng Ngựa, Mù Cang Chải

UBND huyện Mù Cang Chải sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Mù Cang Chải.

Ảnh minh hoạ

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25-29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Các em học sinh trải nghiệm đọc sách tại Thư viện tỉnh.

Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, tài nguyên thông tin gia tăng nhanh chóng, đa dạng và yêu cầu của người sử dụng có nhiều thay đổi đã tác động đến cách thức triển khai hoạt động của các thư viện. Vậy làm thế nào để thu hút độc giả, thúc đẩy phong trào đọc sách trên địa bàn tỉnh? Vấn đề này sẽ được làm rõ trong cuộc trao đổi của phóng viên (P.V) Báo Yên Bái với bà Đồng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Thư viện tỉnh Yên Bái dưới đây!

Cho phép khai quật khảo cổ tại Đại nội Huế

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa ban hành Quyết định số 1266/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn (cửa chính vào Tử Cấm Thành) - Đại nội Huế, phường Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục