“Bánh chim gâu” của người Cao Lan

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/2/2013 | 9:44:36 AM

YBĐT - Dân tộc Cao Lan, huyện Yên Bình (Yên Bái) không chỉ mang trong mình những nét văn hóa truyền thống đặc sắc mà nét sinh hoạt ẩm thực của đồng bào Cao Lan cũng vô cùng tinh tế. Một trong những món ăn mang đặc trưng riêng của người Cao Lan là bánh chim gâu.

Để làm được những chiếc bánh chim gâu thì người Cao Lan phải lên rừng hay trên đồi cao để tìm những chiếc lá dứa rừng. Người Cao Lan cho rằng, lá dứa rừng là một vị thuốc chữa được bệnh dạ dày do đó, gói bánh bằng lá dứa rừng sẽ vừa tạo vị thơm ngon cho bánh, vừa chữa được bệnh nên đây là loại lá rừng quen thuộc mà người Cao Lan yêu thích. Lá dứa rừng sau khi được rửa sạch, lau khô thì sẽ được tước phần gai, chẻ thân cứng đi cho lá mềm dễ gói.

Các bà, các chị người dân tộc Cao Lan khéo léo gói bánh chim gâu

Cùng với lá dứa rừng thì gói bánh chim gâu không thể thiếu được gạo nếp. Gạo nếp được chọn để gói bánh phải là loại gạo nếp ngon, được vo sạch, để ráo nước rồi trộn thêm ít muối tạo vị đậm đà cho bánh. Trước đây thì gói bánh đơn giản thế, nhưng ngày này cũng có những gia đình trộn thêm cả nhân đỗ xanh và thịt vào bánh để tạo độ thơm ngậy cho bánh. Gói bánh chim gâu đơn giản, không cầu kỳ nhưng để có được chiếc bánh đẹp, thơm ngon thì rất cần đến sự khéo léo của người phụ nữ.

Sau khi đủ nguyên liệu thì các bà, các chị sẽ cùng ngồi để gói bánh. Người Cao Lan gọi là bánh chim gâu bởi lớp vỏ bọc ngoài bánh là những chiếc lá dứa rừng được đan thành hình con chim gâu. Chim gâu là tên gọi khác của loài chim cu gáy. Dưới đôi bàn tay khéo léo của các bà, các chị thì mỗi chiếc lá dứa rừng sẽ được uốn, đan thành hình con chim cu gáy rồi sau đó các bà, các chị sẽ nhồi gạo nếp vào trong đó rồi đem đi luộc.

Đây là món bánh quen thuộc của người Cao Lan

Để có một nồi bánh ngon thì trong suốt quá trình nấu, lửa phải đều và châm nước thường xuyên để giữ chiếc bánh được ngập trong nước. Bánh sẽ chín sau khoảng 1 giờ nấu, sau đó vớt ra, để cho ráo nước và cắt đôi bánh ra để thưởng thức. Bánh được đánh giá là gói khéo khi chiếc bánh mang rõ hình con chim gâu, nhỏ xinh vừa phải, không to quá.

Người Cao Lan gọi chung là bánh chim gâu nhưng thực tế thì từ chiếc lá dứa đó, ngoài đan hình con chim thì các bà, các chị có thể đan thành hình con nhện, con ve sầu.

Bánh chim gâu của đồng bào Cao Lan được giới thiệu ở rất nhiều lễ hội trong và ngoài tỉnh

Những chiếc bánh chim gâu với hình dáng nhỏ xinh này người Cao Lan làm ra là để thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của những người trong gia đình với nhau. Đây là món ăn dân dã thích hợp cho những người khi đi làm nương rẫy và cho các bé mang đến trường ăn vào bữa trưa.

Bánh chim gâu của đồng bào Cao Lan là món bánh không thể thiếu trong ngày lễ, ngày Tết của dân tộc giờ đã được rất nhiều người biết đến bởi đây là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của bà con đã được giới thiệu ở rất nhiều lễ hội trong và ngoài tỉnh.

Hy vọng rằng, món ẩm thực độc đáo của đồng bào Cao Lan sẽ được nhiều người biết đến để mỗi khi qua thôn Khe Gầy, xã Tân Hương, du khách sẽ dừng chân lại để thưởng thức loại bánh với tên gọi đặc biệt “bánh chim gâu” – loại bánh mang đậm hương vị mộc mạc của núi rừng Yên Bái.

Thanh Chi – Hoài Văn

Các tin khác
Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục