Tránh độc quyền khi số hóa truyền hình

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/5/2013 | 1:50:08 PM

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, bắt đầu từ 1-1-2021, Việt Nam sẽ không phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự (analog) và chuyển hẳn sang công nghệ truyền hình số mặt đất.

Mục tiêu của Đề án đặt ra đến năm 2020, 100% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư.

Bộ TT-TT cho biết, số lượng đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) và số kênh chương trình phát truyền hình analog ở Việt Nam hiện nay vào loại nhiều nhất thế giới. Điều này dẫn đến lãng phí tài nguyên tần số, không chuyên nghiệp hóa hoạt động truyền hình.

Trên thực tế, việc chuyển đổi sang công nghệ số là xu hướng của toàn thế giới. Cho tới nay trên thế giới đã có hơn 45 nước chuyển hoàn toàn sang truyền hình số, khối ASEAN cũng cam kết chuyển đổi sang truyền hình số trong giai đoạn 2015-2020. Công nghệ truyền hình số sẽ mang lại chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt hơn, phát được nhiều kênh chương trình trên một kênh tần số như hiện nay.

Theo quyết định của Thủ tướng, 3 đơn vị gồm VTC, VTV và AVG sẽ được thực hiện truyền dẫn trên phạm vi toàn quốc. Trong khi đó, một số đài truyền hình đã có mạng truyền dẫn phát sóng và việc xử lý thế nào là một vấn đề.

Tại Hội nghị toàn quốc triển khai đề án nói trên vừa diễn ra, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà cho biết, trên địa bàn TPHCM hiện có hai hệ thống cáp truyền hình đến các phường, vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng/mạng, dẫn đến lãng phí. Do đó cần giải quyết bài toán dùng chung cơ sở hạ tầng, tránh gây lãng phí.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng cho biết, tới đây, Bộ sẽ xem xét cấp phép cho một số doanh nghiệp phát triển dịch vụ truyền dẫn phát sóng theo khu vực, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Nghề thêu dệt thổ cẩm ở Nghĩa An.

YBĐT - Ngay từ khi mới triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghĩa An đã có cách làm của riêng mình để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người Thái.

Đền Mẫu khu di tích Phố Hiến.

Tỉnh Hưng Yên đang triển khai xây dựng Nhà Bảo tàng quy mô lớn, nhằm bảo quản, lưu giữ các tài liệu hiện vật, trưng bày giới thiệu các giá trị về lịch sử, văn hóa và con người của quê hương Phố Hiến qua các thời kỳ.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát hành bộ tem bưu chính "Đèn biển Việt Nam" với 4 mẫu tem. Tem do họa sỹ thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế theo phong cách đồ họa.

Tối 19-5, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ ra mắt kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục