Vi phạm lĩnh vực giáo dục có thể bị phạt 100 triệu đồng

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/9/2015 | 8:28:20 AM

Thành lập cơ sở giáo dục, tổ chức đào tạo khi chưa được cấp giấy chứng nhận sẽ bị phạt 100 triệu đồng.

Các cá nhân, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có thể bị phạt hàng trăm triệu đồng nếu vi phạm.
Các cá nhân, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có thể bị phạt hàng trăm triệu đồng nếu vi phạm.

Nghị định 79 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp vừa được ban hành, mức phạt tiền tối đa lên tới 100 triệu đồng đối với tổ chức và 75 triệu đồng với cá nhân.

Trong đó, mức phạt cao nhất 80-100 triệu đồng đối với trường cao đẳng thành lập cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Các cấp cơ sở khác như trung tâm giáo dục nghề, trung cấp sẽ bị phạt từ 40 đến 80 triệu đồng với vi phạm này.

Không dạy đủ số giờ học theo quy định, tự ý thêm, bớt nội dung môn học hoặc giảng dạy chương trình liên kết với nước ngoài không đúng theo chương trình trong hồ sơ đăng ký... sẽ bị phạt từ 300 nghìn đồng tới 30 triệu đồng.

Quy mô lớp học vượt quá mức quy định bị phạt 1-10 triệu đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng cho việc không thực hiện đầy đủ quy định về đánh giá, xếp loại hoặc làm sai lệch kết quả đánh giá, xếp loại học tập học kỳ, năm học.

Mức phạt 3-5 triệu đồng được áp dụng với hành vi chấm bài kiểm tra, bài thi không đúng. Đặc biệt nếu làm bài hộ thí sinh, làm lộ số phách, hoặc sửa chữa bài thi mức phạt sẽ là 5-10 triệu đồng. Hành vi đánh tráo bài thi, bài kiểm tra hoặc làm mất, làm lộ đề kiểm tra bị phạt lên tới 25 triệu đồng.

Vi phạm về quy định kiểm tra, thi và đánh giá kết quả đào tạo sẽ bị phạt 1-30 triệu đồng; vi phạm về quản lý, cấp và sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 30 triệu đồng; vi phạm quy định về nhà giáo, người làm quản lý giáo dục và người học bị phạt 1-30 triệu đồng...

Ngoài ra, Nghị định này cũng bổ sung thêm nhiều mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng giáo trình, tài liệu không đúng quy định; không công khai thu, chi tài chính; phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với hành vi thu, chi tài chính không đúng quy định; không công khai các thông tin liên quan đến đào tạo như chương trình, chất lượng, học phí, văn bằng, việc làm…

(Theo VnExpress)

Các tin khác

YBĐT – Căn cứ Công điện số 28/CĐ-TW hồi 12 giờ 30 ngày 18/9/2015 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái đã có Công điện số 04/CĐ-PCTT ngày 18/9/2015 yêu cầu các ngành thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của mưa lũ, sạt lở đất.   

YBĐT - Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Ô-xtrây-li-a khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức định kỳ vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm. Chủ đề Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2015 là “Hãy hành động vì môi trường nông thôn bền vững” nhằm nhấn mạnh vai trò công tác bảo vệ môi trường nông thôn trong phát triển bền vững đất nước.

Ảnh minh họa

Đây là quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ vừa ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Ảnh minh họa (Nguồn: chinhphu.vn)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 43/2015/QĐ-TTg quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, khám chữa bệnh với đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và nhà tạm giữ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục