Nghĩa Lộ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/1/2025 | 9:30:42 AM

YênBái - Thị xã Nghĩa Lộ có 13/14 xã, phường thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và đều thuộc khu vực I; trong đó, dân tộc Thái chiếm gần 52%, Kinh 31,1%, Mường 11,4%, Tày 3,2%, còn lại các dân tộc khác chiếm 2,4%. Thị xã xác định, một trong những định hướng quan trọng để giảm nghèo bền vững đối với vùng đồng bào DTTS là việc kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng khó khăn với vùng phát triển; giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ; nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tại các địa bàn có đông đồng bào DTTS.

Văn phòng HĐND và UBND thị xã Nghĩa Lộ cấp phát téc nước hỗ trợ hộ nghèo xã Phúc Sơn.
Văn phòng HĐND và UBND thị xã Nghĩa Lộ cấp phát téc nước hỗ trợ hộ nghèo xã Phúc Sơn.


Ông Lương Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã cho biết: "Để đạt mục tiêu giảm nghèo hằng năm đã đề ra, lãnh đạo thị xã luôn sâu sát chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn được giao; triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Mỗi tháng một lần, lãnh đạo thị xã giao ban với UBND các xã, phường, nghe các đơn vị báo cáo khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn được giao; đồng thời, nhân rộng các mô hình xóa đói, giảm nghèo hiệu quả trong đồng bào DTTS; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, các chương trình, chính sách đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS; kết hợp với phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh”.

Cùng đó, thị xã quan tâm triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG); trong đó, có Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. Các hoạt động giảm nghèo kịp thời, đầy đủ, tập trung đầu tư, hỗ trợ cho đối tượng được tiếp cận các chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Chính sách vay vốn cho hộ nghèo và hộ thoát nghèo đã tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập và vươn lên làm giàu. 

Hiệu quả từ Chương trình góp phần thay đổi bộ mặt, đời sống của người dân, giúp cho người dân có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản, các dự án thành phần của Chương trình được triển khai, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

 Bên cạnh đó, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cấp, ngành và đồng bào DTTS về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác giảm nghèo vùng DTTS; đổi mới hơn nữa nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, để đồng bào hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tin tưởng thực hiện chính sách giảm nghèo; nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến; đồng thời, khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng… 

Thị xã cũng tập trung giải quyết  những vấn đề bức thiết về đời sống của đồng bào DTTS như: tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế như hỗ trợ trồng rừng, bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực để sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao; kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa vùng DTTS với thị trường trong nước để đồng bào ổn định cuộc sống; chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng DTTS và miền núi trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. 

Cùng đó, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động nói chung và cho người lao động DTTS nói riêng; gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề và người lao động trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thông tin thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động; triển khai các nội dung trong Tiểu dự án 3 phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 5 phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Chương trình MTQG Phát triển phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030…  

Sự sâu sát trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giảm nghèo cho người dân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng cùng những giải pháp riêng của thị xã đã, đang và sẽ tiếp tục tạo nhiều điều kiện, cơ hội và tạo động lực cho người nghèo vùng đồng bào DTTS phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.

Với những nỗ lực giảm nghèo cho đồng bào DTTS, năm 2024, thị xã Nghĩa Lộ có 734 hộ thoát nghèo, tỷ lệ giảm nghèo 3,96%, đạt 101,54% kế hoạch tỉnh giao; 189 hộ thoát cận nghèo, tỷ lệ giảm cận nghèo 1,03%, đạt 114,44% kế hoạch tỉnh giao. Trong kết quả giảm nghèo và cận nghèo này, phần lớn là đồng bào DTTS. 

Thu Hạnh

Tags Nghĩa Lộ DTTS dân tộc giảm nghèo bền vững sản xuất lao động người dân

Các tin khác
Người dân xã Nậm Khắt thu hoạch cà chua.

Để công tác giảm nghèo đạt được kết quả cao, huyện Mù Cang Chải đã tăng cường sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, gắn trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo đối với mục tiêu giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi gợi tinh thần nỗ lực vượt khó vươn lên thoát nghèo; chú trọng công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn được phân bổ theo đúng mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, lồng ghép với các nguồn vốn khác; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện.

Năm 2024, NHCSXH tỉnh tổ chức 2.088 phiên giao dịch xã phục vụ nhân dân.

Năm 2024, chứng kiến nhiều khó khăn do thiên tai, biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều địa phương, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đầu tư vốn tín dụng chính sách (TDCS) của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Như một “mạch máu” không thể thiếu của nền kinh tế, hệ thống tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã và đang đóng vai trò then chốt trong việc tiếp sức cho doanh nghiệp và người dân vượt qua thử thách, khơi dậy tiềm năng sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ.

Từ ý tưởng sơ khai đến sản phẩm hoàn chỉnh, mỗi thiết kế của Size Station là một câu chuyện về sự sáng tạo, tỉ mỉ và cam kết mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục