Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang nhận được đông đảo ý kiến đóng góp từ nhân dân trong nước và bà con Việt kiều ở nước ngoài.
|
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang nhận được đông đảo ý kiến đóng góp từ nhân dân trong nước và bà con Việt kiều ở nước ngoài. Ảnh minh họa.
|
Những thay đổi được kiều bào đóng góp nhiều ý kiến là các quy định về đấu thầu dự án, thẩm định giá và các chính sách liên quan đến tính thuế sử dụng đất bởi nhiều kiều bào đang rất quan tâm đến việc đầu tư, sở hữu đất đai và kinh doanh tại Việt Nam.
Với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Kinh tế, Văn hóa Giáo dục Đài - Việt, Đài Loan (Trung Quốc), bà Ngô Phẩm Trân đã kết nối nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp công nghệ cao của vùng lãnh thổ này vào Việt Nam đầu tư. Bà Trân cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần thống nhất với các điều khoản trong luật xây dựng hiện hành về quyền đấu thầu dự án để tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư.
Bà Ngô Phẩm Trân cho rằng: "Giá trị quyền sử dụng đất biến động theo thời gian nên khó có căn cứ để xác định giá trị quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng được quy hoạch cao hơn giá trị quyền sử dụng đất hiện trạng. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn khi phê duyệt đất cho đấu thầu".
Nhiều ý kiến của kiều bào đang kinh doanh tại Việt Nam cũng cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định cụ thể một cơ quan trung ương có trách nhiệm về thẩm định giá, thay vì phân quyền về cho chính quyền địa phương thành lập Hội đồng thẩm định giá.
Ông Trần Bá Phúc - Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia đề xuất: "Luật Đất đai (sửa đổi) có vấn đề thu hồi định giá có tính cách chung chung quá, chưa có quy định trách nhiệm rõ ràng và ai là người có thẩm quyền định giá. Nhà nước nên quy cho một cơ quan trách nhiệm về định giá thống nhất trong toàn quốc".
Có ý kiến đề nghị dự thảo luật cần bổ sung các quy định về tính thuế sử dụng đất bởi đây là công cụ quan trọng để hạn chế những trường hợp "đầu cơ" đất.
"Để tránh trường hợp tích luỹ đất, cứ theo mã định danh cá nhân mà quản lý. Ví dụ tôi mua một mảnh đất, tôi được bán với mức thuế thấp. Còn mảnh thứ 2 bán ra sẽ phải chịu mức thuế cao hơn, cứ thế nhân lên với các mảnh đất tiếp theo. Cách này có thể hạn chế được việc người trong gia đình mua hộ, khi đến lượt người này mua đất sẽ phải chịu mức thuế cao hơn", ông Ngô Văn Hải - Kiều bào tại Ukraine nói.
Nhiều ý kiến của kiều bào cũng đã được ghi nhận xoay quanh các chủ đề khác như quyền thừa kế của người Việt Nam ở nước ngoài, quá trình thu hồi đất phục vụ các mục đích công cộng. Tất cả các ý kiến tâm huyết đang được tiếp thu và sẽ được tổng hợp để cơ quan soạn thảo thẩm tra, chỉnh lý tốt nhất trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
(Theo VTV)
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là nguồn lực vô cùng to lớn để phát triển đất nước nhưng không phải là nguồn tài nguyên vô tận”. Vì vậy, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng đất đai luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Liên quan việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính; dữ liệu, thông tin đất đai, nhiều ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn tỏ ra băn khoăn, nhất là vướng mắc trong xác định các thành viên hộ gia đình tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận.
Việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ kết thúc vào ngày 15/3.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi, sau đây gọi tắt là Dự thảo) đang được lấy ý kiến, có nhiều nội dung được người dân quan tâm.