Tại Điều 117 về giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác của dự thảo, theo tôi cần làm rõ khái niệm “đất đang có người sử dụng cho người khác”.
|
Ảnh minh hoạ: chinhphu.vn
|
Quy định này rất mơ hồ vì dễ hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trường hợp 1: Người có quyền sử dụng đất giao đất cho người khác sử dụng theo thỏa thuận vì lợi ích của chính người có quyền sử dụng.
Trường hợp 2: Người có quyền sử dụng đất song giao cho người khác sử dụng cho chính lợi ích của người ấy. Trường hợp 3: Người có quyền sử dụng đất song để người khác quản lý và khai thác mà không có thỏa thuận và cho chính lợi ích của mình. Trong hai trường hợp đầu tiên thì người sử dụng đất cho người khác là theo thỏa thuận (trông coi, quản lý, giữ gìn) và vì vậy việc thu hồi không thể như quy định của Điều 117. Trường hợp thứ 3 có thể được coi là "lấn chiếm” và có thể xử lý song phải xem xét đến quyền của người sử dụng đất đó có hợp pháp hay không.
Tại Điều 119 về giao đất có thu tiền sử dụng đất, khoản 2 và 3 của điều này cần rút gọn bằng việc bỏ cụm từ "hoặc bán kết hợp cho thuê”. Về mặt pháp lý, khi đã có quyền bán thì quyền cho thuê là hành vi pháp lý đương nhiên được thực hiện.
Tại Điều 120 về cho thuê đất, khoản 2 chưa có tính bao quát. Các cơ sở đào tạo nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài mở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở Việt Nam và phải thuê đất thì có thuộc phạm vi của cho thuê đất trả tiền một lần không? Việc cho thuê đất trả tiền một lần hay hằng năm cần được quy định linh hoạt hơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Việc quy định 2 phương thức thanh toán không có ý nghĩa nếu cho phép người thuê đất chọn trả tiền hằng năm. Vì thế nên bỏ khoản 2 và thiết kế lại khoản 3 như sau: "Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê hằng năm hay một lần tùy theo nhu cầu của người thuê đất song phải quy định rõ trong hợp đồng thuê đất”.
Tại Điều 122 về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chưa bảo đảm được yêu cầu của quy định pháp luật vì không cho thấy rõ các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có sự đan xen trong điều này giữa các điều kiện và trình tự, thủ tục. Điều 122 chỉ liệt kê một số loại đất được giao, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất cần có nghị quyết của HĐND tỉnh; tiêu chí do Chính phủ quy định. Câu hỏi đặt ra các tiêu chí do Chính phủ quy định là điều kiện hay quy trình thực hiện? Do đó, cần luật định các điều kiện này để bảo đảm chống tham nhũng. Các điều kiện phải được quy định dưới dạng những đòi hỏi bắt buộc phải có, bắt buộc phải đúng.
(Theo QĐND)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định nhà nước phải định giá, quyết định việc chuyển dịch đất đai, định hướng để trong quá trình chuyển dịch thì DN phát triển dự án và những người dân bị thu hồi đất đều có lợi.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đông đảo cán bộ, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh Khánh Hòa quan tâm. Nhiều ý kiến đề nghị Dự thảo Luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo”, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.
Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều người dân Yên Bái quan tâm các nội dung "sát sườn" để đảm bảo hài hòa lợi ích người dân và Nhà nước như phân định các trường hợp đấu giá, đấu thầu đất; việc hỗ trợ, bồi thường giá trị đất sau khi thu hồi theo giá thị trường; công bố thời điểm, thời hạn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...
Triển khai Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ về ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều địa phương đã tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến vào dự thảo. Dự thảo Luật đã thu hút sự quan tâm của nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp.