Thực phẩm nhập khẩu phải qua kiểm tra

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/4/2007 | 12:00:00 AM

Đó là một trong những quy định của "Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu" vừa được Bộ Y tế ban hành.

Trước khi đến tay người tiêu dùng, thực phẩm nhập khẩu phải qua kiểm tra. (Ảnh minh họa)
Trước khi đến tay người tiêu dùng, thực phẩm nhập khẩu phải qua kiểm tra. (Ảnh minh họa)

Theo quy chế, mọi tổ chức và cá nhân nhập khẩu thực phẩm (gọi là chủ hàng) phải đăng kiểm tra và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trước khi tiêu thụ trên thị trường.

Có 4 phương thức kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (TPNK):

Một là kiểm tra chặt (lấy mẫu xác suất hoặc lấy tại các điểm nghi ngờ để kiểm nghiệm, đánh giá). 

Hai là kiểm tra thông thường (lấy mẫu ngẫu nhiên).

Ba là kiểm tra giảm nhẹ (chỉ lấy mẫu đại diện) với những TPNK cùng loại, cùng xuất xứ có chất lượng ổn định qua ít nhất 2 lần kiểm tra liên tiếp hoặc được Bộ Y tế xác nhận bằng văn bản đủ điều kiện kiểm tra giảm nhẹ;

Bốn là chỉ kiểm tra hồ sơ (miễn kiểm tra, kiểm nghiệm mẫu) đối với TPNK đã được tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng VSATTP xác nhận đạt yêu cầu về ATTP hay TPNK đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn được phép áp dụng tại Việt Nam, các lô hàng cùng loại có cùng xuất xứ, đã kiểm tra 5 lần trước đó đạt yêu cầu nhập khẩu.

Cũng theo quy chế, các cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra trong vòng 1 ngày làm việc và theo dõi để thực hiện việc kiểm tra nhà nước trong phạm vi được chỉ định.

Đối với phương thức kiểm tra chặt, không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra, đối với các phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm nhẹ, chỉ kiểm tra hồ sơ thì không quá 2 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra phải có thông báo kết quả kiểm tra cho chủ hàng nhập khẩu, đồng thời báo cáo về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế).

(Theo VTC)

Các tin khác
Chủ động các biện pháp hạn chế ách tắc giao thông.

YBĐT - Để có biện pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ngày 9/4/2007, UBND tỉnh đã ra Chỉ thị số 10/CT-UBND "Về công tác phòng, chống lụt, bão giảm nhẹ thiên tai năm 2007". Sau đây là nội dung chi tiết:

Ngày 12-4, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện để phòng chống và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường thiên nhiên.

Bộ Nội vụ vừa có văn bản làm rõ thêm một số điểm liên quan đến thời điểm nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định trong Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Pháp lệnh cán bộ, công chức. Theo đó, thời điểm hưởng chế độ hưu (hưởng lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả) là thời điểm quyết định nghỉ hưu có hiệu lực thi hành.

Theo Nghị định 63 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, tổ chức, cá nhân nào có hành vi phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin Quốc Gia, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục