Giảm chi 10% ngân sách để kiềm chế lạm phát

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/4/2008 | 12:00:00 AM

Bộ Tài chính yêu cầu các bộ ngành và địa phương thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước năm 2008 đã được giao đầu năm. Các loại kinh phí được loại trừ là: Dự toán chi kinh phí sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135 và chi nhiệm vụ trợ giá, trợ cước...

Theo đó, căn cứ chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên đã được giao, Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ và địa phương thực hiện giao chỉ tiêu tiết kiệm chi tiết theo từng lĩnh vực chi cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới để thực hiện, kể cả các cơ quan được giao cơ chế tự chủ, kinh phí quản lý hành chính.

Các nội dung thực hiện tiết kiệm chủ yếu là tạm dừng mua sắm ô tô, phương tiện, tài sản khác có giá trị lớn; sửa chữa lớn trụ sở làm việc; hạn chế tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, lễ hội, tổng kết, sơ kết, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua, kỷ niệm ngày thành lập… và các đoàn công tác sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; tiết kiệm tối đa trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu... tối thiểu 10%). Ngừng các khoản chi cho các nhiệm vụ khác chưa thực sự cấp bách, nội dung không thiết thực.

Theo Bộ Tài chính số tiền tiết kiệm 10% sẽ được báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sử dụng số tiết kiệm 10% chi thường xuyên này để bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương ưu tiên cho các nhiệm vụ chi bảo đảm an sinh xã hội, phòng, chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh... để giảm bội chi Ngân sách Nhà nước.

Số tiền từ tiết kiệm 10% ở địa phương sẽ được địa phương quyết định sử dụng cho các mục tiêu ưu tiên là chi bảo đảm an sinh xã hội, phòng, chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục