Quy định mới về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/4/2008 | 12:00:00 AM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52 về Quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhằm thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Đào tạo nhân viên bảo vệ.
Đào tạo nhân viên bảo vệ.

Nghị định quy định rõ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong các lĩnh vực: bảo vệ con người, tài sản, hàng hóa, nhà cửa, cơ sở sản xuất, trụ sở cơ quan, tổ chức; dịch vụ bảo vệ an ninh trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí và lễ hội.

Đối với mọi hoạt động dịch vụ bảo vệ đều phải có hợp đồng văn bản, trong đó ghi cụ thể mức phí dịch vụ bảo vệ. Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự mới được tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Doanh nghiệp phải cấp biển hiệu, Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ cho người có đủ tiêu chuẩn và đã được tuyển chọn, đào tạo. Định kỳ, doanh nghiệp báo cáo tình hình an ninh, trật tự trong hoạt động dịch vụ bảo vệ với cơ quan Công an có thẩm quyền.

Về điều kiện để thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ: Đối với tổ chức cá nhân trong nước: Mức vốn pháp định là 2 tỷ đồng. Phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên trong suốt quá trình hoạt động.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước: Doanh nghiệp nước ngoài phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ bảo vệ, có số vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 500.000 USD trở lên; đã có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 5 năm trở lên; có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện cho phần vốn góp của doanh nghiệp trong liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.

Nghị định nêu rõ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thuộc mọi thành phần kinh tế không được tiến hành điều tra, hoạt động thám tử tư dưới mọi hình thức, trực tiếp hoặc thông qua người khác xâm hại quyền tự do cá nhân của tổ chức, cá nhân...

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thực hiện dịch vụ bảo vệ và báo cáo cơ quan chức năng biết để xử lý theo quy định của pháp luật.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục