Quy định mới cho vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/6/2008 | 12:00:00 AM

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Theo đó, thời gian áp dụng cho các khu vực này với bệnh lở mồm long móng và cúm gia cầm là một năm; sáu tháng với bệnh lợn tai xanh sau khi tiêu huỷ vật nuôi cuối cùng.

Văn bản cũng xác định về điều kiện thú y, thủ tục đăng ký và công nhận; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân với hoạt động thú y trong vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (dưới đây gọi là vùng, cơ sở).

Quyết định áp dụng với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú ý, mua bán giết mổ, sơ chế, kinh doanh, vận chuyển động vật và sản phẩm trong khu vực.

Tuỳ theo quy mô của vùng, cơ sở, khi phát hiện động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm, tổ chức hay cá nhân phải báo ngay cho cơ quan thú y được phân cấp và chính quyền sở tại, không được vận chuyển, bán giết mổ lưu thông trên thị trường.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, đặc biệt đối với động vật nhập vào vùng, cơ sở; đáp ứng những quy định cụ thể như phải có nguồn gốc từ vùng an toàn dịch bệnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch, được nuôi cách ky từ 15-30 ngày tuỳ theo từng loại bệnh trước khi cho nhập đàn….

Hoạt động giết mổ gia súc gia cầm phải được thực hiện tại các cơ sở tập trung, đủ điều kiện vệ sinh và do cơ quan thú y kiểm soát.

Việc buôn bán động vật và sản phẩm trong vùng an toàn dịch bệnh phải được kiểm soát; chỉ lưu thông, buôn bán động vật và sản phẩm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Gia súc mắc bệnh lở mồm long móng phải tiêu huỷ ngay khi phát hiện. Thực hiện tiêu huỷ đàn với gia cầm mắc cúm.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục