Công khai việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/8/2008 | 12:00:00 AM

Ngày 27/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy định về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Việc công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo Quy định này thực hiện đối với các loại tài sản: Nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng, phương tiện đi lại, tài sản được quy định là tài sản cố định (hữu hình) theo quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản cố định được hình thành từ nguồn gốc ngân sách; tài sản là hàng viện trợ, quà biếu, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, được Nhà nước giao cho các đơn vị, cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng.
Về nguyên tắc, cơ quan có trách nhiệm công khai quản lý, tài sản nhà nước phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về quản lý, sử dụng tài sản qua các hình thức: Công bố trong các kỳ họp thường niên của cơ quan, đơn vị, tổ chức; phát hành ấn phẩm; niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan; đưa thông tin lên trang thông tin điện tử và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quy định nêu rõ 6 nội dung công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gồm: Công khai chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; công khai kinh phí, kế hoạch đầu tư, mua sắm, trang bị tài sản nhà nước; công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Công khai việc điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng và các hình thức chuyển đổi sở hữu khác đối với tài sản nhà nước. Nội dung này được thực hiện định kỳ hàng năm, chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch; Công khai việc quản lý, sử dụng các tài sản được viện trợ, quà biếu, tặng cho. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận tài sản này, cơ quan, đơn vị nhận viện trợ, quà biếu, tặng cho phải công khai quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền và phương án sử dụng tài sản tại đơn vị mình và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được tiếp nhận thông tin công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có quyền được chất vấn cơ quan, tổ chức, đơn vị về các nội dung công khai trên. Việc chất vấn được thực hiện theo quy chế công khai, dân chủ ở cơ sở. Người có trách nhiệm thực hiện công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải trả lời chất vấn cho người chất vấn chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn.
(Theo Cổng TTĐT Chính phủ)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục