Quy định xử phạt đối với hành vi đầu cơ, tăng giá, đưa tin thất thiệt
- Cập nhật: Thứ tư, 27/5/2009 | 12:00:00 AM
Việc xử phạt hành chính đối với các hành vi trên chỉ được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 11/2009/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.
Việc xử phạt hành chính đối với các hành vi trên chỉ được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Giá.
Trong trường hợp thị trường có biến động bất thường về cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi cả nước, từng khu vực (thì được xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại các Điều trên trong cả nước hoặc khu vực được công bố) hoặc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi địa phương (thì chỉ xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại các Điều trên địa bàn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố).
Trong trường hợp thị trường có biến động bất thường về cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi cả nước, từng khu vực (thì được xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại các Điều trên trong cả nước hoặc khu vực được công bố) hoặc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi địa phương (thì chỉ xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại các Điều trên địa bàn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố).
Theo đó, về tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại Giấy phép kinh doanh quy định tại Nghị định số 107 được áp dụng như sau:
Tước quyền sử dụng các loại giấy trên có thời hạn là tước quyền sử dụng các loại giấy trên tối đa không quá mười hai tháng; xác định thời hạn tước quyền sử dụng các loại giấy trên phải căn cứ vào trị giá hàng hoá vi phạm, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Tước quyền sử dụng các loại giấy trên không thời hạn là tước quyền sử dụng các loại giấy trên với thời gian từ trên mười hai tháng trở lên và chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi vi phạm hành chính; việc xác định hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tạm giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Thông tư 11 cũng quy định chi tiết về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi bao gồm: đầu cơ hàng hoá; găm hàng; kê khai giá và đăng ký giá; niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ; xuất lậu xăng, dầu qua biên giới; xuất lậu thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới; hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hoá và chất lượng hàng hoá, dịch vụ và xử phạt đối với hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả.
Trong quá trình thực hiện Nghị định số 107/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 11 nếu có vướng mắc thì các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương có thể phản ảnh về Bộ Công Thương để kịp thời nghiên cứu, hướng dẫn và giải đáp.
(Theo VOV)
Các tin khác
Chính phủ vừa ban hành nghị định Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, quy định chi tiết thi hành Luật Bình đẳng giới.
YBĐT - Ngày 22/5/2009, UBND tỉnh Yên Bái đã có Công điện số 07/CĐ-UBND về một số nhiệm vụ cấp bách phòng chống dịch tiêu chảy cấp. Dưới đây là toàn văn công điện:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương Nhà nước trong quý 2 nghiên cứu, xây dựng các đề án, các văn bản sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và lực lượng vũ trang.
Thủ tướng vừa ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động (gọi là nhà lưu trú - NLT) tại các khu công nghiệp (KCN). Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện ưu đãi và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo phương thức xã hội hóa; phấn đấu đến năm 2015, giải quyết được khoảng 50% nhu cầu về nhà ở cho công nhân.