Thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/11/2009 | 12:00:00 AM

Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN). Đây là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

Đúng vào lúc Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng cần đánh giá sâu sắc hơn giữa lợi thế của Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước do cơ chế, chính sách Nhà nước dành cho với hiệu quả, kết quả đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém của các tổ chức này trong thời gian vừa qua để tiếp tục hoàn thiện mô hình này thì Chính phủ đã ban hành Nghị định về thí điểm thành lập, tổ chức và quản lý hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước.

Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các TĐKTNN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trong các ngành nghề kinh doanh chính: Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; Đóng mới, sửa chữa tàu thủy; Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng; Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí; Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến than và khoáng sản; Dệt may; Trồng, khai thác, chế biến cao su; Sản xuất, kinh doanh phân bón và các sản phẩm hóa chất; Đầu tư và kinh doanh bất động sản; Công nghiệp xây dựng và cơ khí chế tạo; Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các ngành nghề khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

TĐKTNN dự kiến thành lập phải có ngành nghề kinh doanh chính như quy định trên, có khả năng phát triển trên cơ sở ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; đảm bảo các điều kiện về cơ cấu ngành nghề...

Nghị định cũng quy định cụ thể về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong TĐKTNN. Cụ thể, doanh nghiệp bị chi phối không được mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp giữ quyền chi phối trong cùng một tập đoàn. Việc đầu tư vốn ra ngoài công ty mẹ là công ty nhà nước thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ.

Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn được đăng ký những ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhưng phải tập trung đầu tư và hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.

Đại diện chủ sở hữu Nhà nước quyết định việc kinh doanh các ngành nghề kinh doanh chính; quyết định việc điều chỉnh hoặc thay đổi đối với các ngành nghề kinh doanh chính; giám sát kinh doanh các ngành nghề không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.

Nghị định cũng quy định rõ trình tự, thủ tục xây dựng và triển khai Đề án thành lập, phát triển TĐKTNN.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2009.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam (gọi chung là doanh nghiệp trong nước) và Nghị định 98/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Hai nghị định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2010.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong hoạt động hóa chất, thay thế Nghị định 31/2007/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý hóa chất nguy hiểm. Nghị định mới này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2009.

Ngày 15-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định bổ sung hơn 594,1 tỉ đồng cho 47 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và 8 bộ, ngành để phục vụ công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1Đối với các địa phương còn lại, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét, xử lý việc bổ sung kinh phí phục vụ phòng chống dịch cúm A/H1N1. (Theo NLĐ)

Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục