Mỹ sẽ tấn công Syria sau ‘mật đàm’ với Nga?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/8/2013 | 2:59:47 PM

dẫn các nguồn tin Israel ngày 29/8 cho biết, Mỹ dường như đột ngột có các nỗ lực “câu giờ” cho hành động quân sự chống Syria, sau khi quân đội nhiều nước Trung Đông và châu Âu hoàn tất công tác chuẩn bị.

Mỹ sẽ tấn công Syria sau
Mỹ sẽ tấn công Syria sau "mật đàm" Mỹ-Nga?.

“Mặc dù ông Obama dường như vẫn giữ vững lập trường can thiệp quân sự, các nguồn tin tại Washington và Mátxcơva tiết lộ rằng ông Obama đã "hãm phanh" đà thực hiện cuộc tấn công nhằm "câu giờ" cho Ngoại trưởng John Kerry kết thúc các cuộc đàm phán bí mật với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov để đi đến thỏa thuận”, theo Vietnam+.

Theo đó, Mỹ sẽ giảm bớt hành động quân sự chống chính quyền Assad và chỉ tấn công chiếu lệ, sau đó tổng thống Mỹ và Nga thông báo tổ chức hội nghị Geneva-2 để thực hiện giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria và chấm dứt cuộc nội chiến.

Hiện kênh sau của các ngoại trưởng Kerry-Lavrov vẫn chưa đạt được kết quả, do đó số phận cuộc tấn công của Hoa Kỳ nhằm vào Syria vẫn chưa rõ ràng và thời gian biểu có thể thay đổi.

Bộ Ngoại giao Nga ngày 29/8 cho rằng “việc một số nước kêu gọi tấn công quân sự nhằm vào Syria là hành động thách thức công khai những điều khoản chính trong hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng như các chuẩn mực khác của luật pháp quốc tế”.

Trước đó, cuộc họp thảo luận về nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc do London soạn thảo về việc cho phép hành động quân sự đối với Syria của các đại sứ 5 nước Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ ngày 28/8 đã kết thúc mà không có dấu hiệu nào cho thấy Hội đồng Bảo an có thể sớm biểu quyết về một nghị quyết lên án việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.

Vậy, đâu là lý do khiến Washington phải “canh chừng” Nga trước khi tiến công Syria?

Thứ nhất, vị trí chiến lược quan trọng của Syria. Peter Đại đế từng nói: “Khi có thể tự do tiến vào Ấn Độ Dương, Nga có thể tạo dựng sự thống trị về quân sự và chính trị của mình trên toàn thế giới”.

Xuất phát từ quan điểm này, trong lịch sử quan hệ đối ngoại của Nga, khu vực Trung Đông luôn là đầu cầu chiến lược để Nga tiến xuống phía Nam. Trong bối cảnh Mátxcơva nỗ lực khôi phục hình ảnh của cường quốc một thời, Syria, và nhất là Trung Đông, đang là “trận địa” mới, trong đó Nga cần phải giành chiến thắng bằng mọi giá.

Nếu điện Kremlin quay lưng với Damascus thì cũng có nghĩa Nga sẽ chính thức bị đẩy ra khỏi khu vực này. Đó là chưa kể Nga sẽ buộc phải đóng cửa căn cứ hải quân chiến lược và là căn cứ duy nhất của Nga ở Trung Đông: Căn cứ Tatut tại Syria.

Thứ hai, Tổng thống Assad cam kết, Syria dưới chế độ của ông không bao giờ cho phép xây dựng một đường ống vận chuyển khí đốt từ Qatar sang châu Âu, vì việc đó sẽ đe dọa an ninh quốc gia và an ninh kinh tế của Nga.

Hiện nay, 70% nguồn thu ngoại tệ của Nga là nhờ vào xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, và khí đốt cũng chính là con át chủ bài mà Nga có thể sử dụng để gây sức ép với châu lục này khi cần thiết.

Thứ ba, lợi ích quân sự to lớn của Nga ở Syria. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhằm tranh giành quyền bá chủ với phương Tây do Mỹ đứng đầu, Liên Xô bán cho Syria một lượng lớn vũ khí dưới hình thức viện trợ quân sự.

Sau khi Liên Xô giải thể, năm 1994, Nga đồng ý tiếp tục cung cấp cho Syria các loại khí tài quân sự tối tân. Tới năm 2010, giá trị tổng lượng vũ khí mà Syria mua từ Nga lên tới 4 tỉ USD, bao gồm hệ thống phòng không hiện đại, máy bay chiến đấu MiG - 29, MiG - 31...

(Theo TPO)

Các tin khác
Đoàn xe của các thanh sát viên LHQ ở thủ đô Damascus ngày 28-8 - Ảnh: AFP

Họ sẽ tiếp tục các hoạt động điều tra vào ngày mai 30-8, sau đó họ sẽ rời khỏi Syria vào sáng 31-8 và sẽ báo cáo trực tiếp với tôi ngay sau khi trở về”, Tổng thư kí LHQ Ban Ki Moon nói với báo chí.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ trong hôm 28/8 để bàn về những sáng kiến nhằm giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông, trong đó có việc thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc và tăng cường các cuộc tập trận chung nhằm tránh xung đột cũng như các cuộc khủng hoảng trên biển.

Hạ viện Anh bác bỏ kiến nghị tấn công Syria được coi là sự cự tuyệt

Tại phiên bỏ phiếu ngày 29/8, với tỷ lệ 285 phiếu chống, 272 phiếu thuận, Hạ viện Vương quốc Anh đã bác bỏ kiến nghị của chính phủ nước này kêu gọi các nghị sĩ ủng hộ hành động can thiệp quân sự vào Syria.

Một con tàu đệm từ của Công ty Đường sắt Trung tâm Nhật Bản.

Nhật Bản đang chuẩn bị nối lại việc chạy thử nghiệm đoàn tàu đệm từ (maglev) với tốc độ cao nhất thế giới. Theo dự kiến, đoàn tàu này sẽ được đưa vào sử dụng năm 2027, bổ sung cho hệ thống tàu cao tốc Shinkansen hiện có của đất nước mặt trời mọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục