Việc tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria diễn ra suôn sẻ

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/10/2013 | 2:14:01 PM

Ngày 23/10, phát biểu tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch bên lề Diễn đàn quốc tế lần thứ ba về phát triển xanh, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã đánh giá cao tiến trình tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria do các chuyên gia vũ khí của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) và LHQ đang thực hiện tại quốc gia Trung Đông này.

Đoàn xe của LHQ và OPCW đến Damascus, Syria để tiến hành tiêu hủy vũ khí hóa học của nước này.
Đoàn xe của LHQ và OPCW đến Damascus, Syria để tiến hành tiêu hủy vũ khí hóa học của nước này.

Ông Ban Ki-moon khẳng định ngay từ khi tiến trình này bắt đầu được triển khai, LHQ và OPCW luôn theo dõi "rất sát sao" những gì đang diễn ra trên thực địa.

Ông cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vũ khí của hai tổ chức trên đã khảo sát được 19 trong tổng số 23 cơ sở có liên quan tới loại vũ khí trên và nhìn chung, mọi việc đang diễn ra “khá thuận lợi và suôn sẻ”.

Theo ông Ban Ki-moon, toàn bộ tiến trình tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria phải trải qua ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu đang được tiến hành khẩn trương với việc khảo sát toàn bộ 23 cơ sở sản xuất và cất giữ vũ khí hóa học của Syria với dự kiến sẽ hoàn tất trước cuối tháng này.

Giai đoạn hai sẽ thành lập Ủy ban hỗn hợp LHQ-OPCW và chỉ định Điều phối viên chung. Giai đoạn ba phức tạp nhất vì liên quan đến tiến trình tiêu hủy toàn bộ số vũ khí hóa học khổng lồ của Syria với dự kiến sẽ kéo dài từ ngày 1/11 năm nay đến hết tháng 6 năm sau.

Theo báo cáo của OPCW, Syria sẽ chuyển giao kế hoạch chi tiết về việc tiêu hủy vũ khí hóa học trong 24 giờ tới. Đây là động thái tiếp theo của Damascus trong khuôn khổ thỏa thuận Nga-Mỹ nhằm ngừng các cuộc tấn công quân sự vào Syria.

Nhận định về giai đoạn ba trong tiến trình tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria, Tổng thư ký Ban Ki-moon cho rằng có thể sẽ cần tới sự giúp sức của một số quốc gia thành viên trong Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và hiện cũng đã có một số nước ngỏ ý sẵn sàng chia sẻ gánh nặng này.

Ông Ban Ki-moon hoan nghênh các đề xuất giúp đỡ này song cho biết cần phải "cân nhắc thêm”, nhất là ý tưởng chuyển một lượng nhất định vũ khí hóa học từ Syria sang nước khác để tiêu hủy.

Ông cho biết việc di chuyển vũ khí hóa học liên quan tới Công ước cấm vũ khí hóa học (CWC), cho dù công ước này có bật đèn xanh cho những hành động tương tự.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

12h trưa 7/5 (giờ Moskva), tại Đại Cung điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc lời tuyên thệ nhậm chức, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống lần thứ 5. Nhiệm kỳ tới của ông Putin sẽ kéo dài 6 năm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những khâu chuẩn bị cuối cùng đang được hoàn tất trước lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin ngày 7/5, theo RT.

Người Palestine tại hiện trường một ngôi nhà bị phá hủy ở Rafah trong cuộc tấn công của Israel hôm 3-5

Một đài phát thanh của Israel ngày 6-5 đưa tin các lực lượng vũ trang Israel đã bắt đầu sơ tán dân thường Palestine khỏi Rafah trước khả năng quân đội nước này tấn công vào thành phố ở phía nam Dải Gaza.

Các đơn vị xung kích của ta dưới sự yểm trợ của pháo binh tấn công sân bay Mường Thanh. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo nhà báo Gaston Fiorda, chuyên gia của Đài Phát thanh Quốc gia Argentina, chiến thắng Điện Biên Phủ là một tấm gương, một mô hình mà nhiều quốc gia noi theo trên con đường giải phóng dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục