Ấn Độ xây dựng 14 tuyến đường sắt chiến lược đối phó Trung Quốc, Pakistan

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/10/2013 | 1:45:57 PM

Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng 14 tuyến đường sắt chiến lược gần biên giới Trung Quốc và Pakistan nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chuyển binh sĩ, nhằm chuẩn bị đối phó với các thách thức từ 2 nước láng giềng.

Ấn Độ đang tăng cường cơ sở hạ tầng dọc biên giới.
Ấn Độ đang tăng cường cơ sở hạ tầng dọc biên giới.

Tờ Press Trust of India ngày 27/10 dẫn các nguồn thạo tin cho hay 14 tuyến đường sắt, trong đó 12 tuyến đã được khảo sát xong, sẽ bổ sung cho 73 tuyến đường đang được xây dựng dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) với Trung Quốc.

Các tuyến đường sắt được lên kế hoạch xây dựng tại 4 bang ở miền bắc Ấn Độ, gồm bang Jammu và Kashmir giáp giới Pakistan và Trung Quốc, Arunachal Pradesh và Uttarakhand giáp Trung Quốc và Rajasthan giáp Pakistan.

Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony hồi tháng 9 thừa nhận trước quốc hội rằng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tốt hơn Ấn Độ vì Ấn Độ chậm chạp trong việc quyết định xây dựng đường xá và các cơ sở khác dọc biên giới. Ông Antony gọi đây là một "sai lầm" và một "thất bại tổng thể" của tất cả các chính phủ liên tiếp.

Nhưng sau nhiều năm lơ là, ông Antony cho hay Ấn Độ đang đẩy mạnh việc phát triển các cơ sở dọc biên giới với Trung Quốc, trong đó có việc xây dựng các tuyến đường, thiết lập 2 lữ đoàn sơn cước và xây dựng nhiều sân bay và bãi hạ cánh mới.
 
Ấn Độ có đường biên giới dài với Trung Quốc và Pakistan.
Ấn Độ có đường biên giới dài với Trung Quốc và Pakistan.

Quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã bị căng thẳng hồi đầu năm nay sau khi Ấn Độ cáo buộc quân đội Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ nước này.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 90.000 km2 lãnh thổ tại bang Arunachal Pradesh mà Bắc Kinh gọi là miền nam Tây Tạng, trong khi Ấn Độ tuyên bố chủ quyền đối với 38.000 km2 lãnh thổ hiện do Trung Quốc kiểm soát tại vùng Aksai Chin ở phía tây, cũng như hơn 5.000 km2 đất tại Kashimir mà Pakistan chuyển cho Trung Quốc theo thỏa thuận biên giới 1963.

Vào năm 1962, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã lâm vào một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu, và sau đó là một số cuộc trạm chán nhỏ trong những năm về sau.

Hồi tuần trước, tại Bắc Kinh, hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã ký một thỏa thuận hợp tác nhằm tránh các cuộc xung đột quân sự dọc biên giới.

"Tôi tin rằng thỏa thuận sẽ giúp duy trì hòa bình và sự ổn định tại các khu vực biên giới", Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trước báo giới sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác biên giới, vốn diễn ra sau các cuộc hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

12h trưa 7/5 (giờ Moskva), tại Đại Cung điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc lời tuyên thệ nhậm chức, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống lần thứ 5. Nhiệm kỳ tới của ông Putin sẽ kéo dài 6 năm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những khâu chuẩn bị cuối cùng đang được hoàn tất trước lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin ngày 7/5, theo RT.

Người Palestine tại hiện trường một ngôi nhà bị phá hủy ở Rafah trong cuộc tấn công của Israel hôm 3-5

Một đài phát thanh của Israel ngày 6-5 đưa tin các lực lượng vũ trang Israel đã bắt đầu sơ tán dân thường Palestine khỏi Rafah trước khả năng quân đội nước này tấn công vào thành phố ở phía nam Dải Gaza.

Các đơn vị xung kích của ta dưới sự yểm trợ của pháo binh tấn công sân bay Mường Thanh. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo nhà báo Gaston Fiorda, chuyên gia của Đài Phát thanh Quốc gia Argentina, chiến thắng Điện Biên Phủ là một tấm gương, một mô hình mà nhiều quốc gia noi theo trên con đường giải phóng dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục