EU hướng tới liên minh quốc phòng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/12/2013 | 8:01:46 AM

Chủ đề chính của Hội nghị Thượng đỉnh EU từ ngày 19 - 20.12 (giờ địa phương) là tăng cường hợp tác quốc phòng giữa các nước trong khu vực.

EU muốn tăng cường hợp tác quân sự nội khối để ứng phó tình hình mới.
EU muốn tăng cường hợp tác quân sự nội khối để ứng phó tình hình mới.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2008, các vị lãnh đạo EU tập trung thảo luận về an ninh, quân sự, theo tờ Le Monde. Khủng hoảng nợ công trong 5 năm qua đã làm chao đảo khu vực với nhiều quốc gia trong tình trạng “báo động đỏ” như Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha nên những cuộc họp cấp cao trước đây đều xoay quanh vấn đề kinh tế, tài chính. Khi buộc phải đưa ra các kế hoạch thắt lưng buộc bụng để đối phó khủng hoảng, rất nhiều nước không ngại ngần cắt giảm chi tiêu quốc phòng.

Cụ thể, thống kê gần đây của Cơ quan Quốc phòng châu Âu cho biết ngân sách quốc phòng của EU giảm 10% trong giai đoạn 2006 - 2011. Còn năm 2012, cả khu vực chỉ dành 189,6 tỉ euro, tức 1,6% GDP, cho các hoạt động quân sự.

Tuy nhiên, báo mạng Atlantico dẫn lời chuyên gia Alexandre Melnik khẳng định tình hình những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến phức tạp, buộc EU phải tăng cường hợp tác để thích ứng. Trước tiên là việc Mỹ chuyển ưu tiên chính sách sang châu Á - Thái Bình Dương khiến nhiều nước châu Âu, vốn là đồng minh thân cận của Washington, “hụt hẫng”. Kế đến là việc Nga không ngừng củng cố sức mạnh trong thời gian qua. Mới đây, để đối phó kế hoạch xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa mới của Mỹ và NATO ở Đông Âu, Moscow đã cho triển khai tên lửa Iskander-M tại Kaliningrad. Sự kiện này gây quan ngại sâu sắc cho các nước thành viên EU nằm sát Nga là Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania.

Trước thềm hội nghị, Ngoại trưởng EU Catherine Ashton nhận định: “EU phải hợp tác chặt chẽ hơn về quốc phòng nếu muốn giữ được tầm ảnh hưởng trong thế kỷ 21. Một chính sách “liên đới và chia sẻ” ở lĩnh vực này sẽ mang lại kết quả đáng khích lệ về mặt chính trị, khả năng ứng phó nhanh với mọi tình huống và cả những lợi ích về kinh tế”.

Giới quan sát nhận định trong hai ngày 19 và 20.12, các bên sẽ thảo luận về thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự và có thể hướng đến liên minh quốc phòng.

Theo Le Monde, một trong những điểm quan trọng nhất cần được đồng thuận là các chiến dịch quân sự ngoài châu Âu với mục tiêu “phòng thủ từ xa” bao gồm: phòng chống cướp biển, đảm bảo an ninh ở những khu vực liên quan trực tiếp với EU (châu Phi, Trung Đông, Tây và Trung Á...).

Chủ đề đáng chú ý tiếp theo là củng cố sức mạnh quân sự chung cho khu vực, chẳng hạn như xây dựng lực lượng máy bay tiếp liệu và trang bị thêm một số máy bay không người lái do thám thế hệ mới nhất. Để đạt mục tiêu, 28 thành viên EU sẽ phải đạt thỏa thuận giải quyết các vướng mắc về pháp lý và chủ quyền.

Trong một diễn biến khác, sau hơn 12 giờ thảo luận căng thẳng, Bộ trưởng Kinh tế 28 nước EU đã đạt được thỏa thuận về liên minh ngân hàng vào rạng sáng 19.12. Theo đó, từ đầu năm 2016, sẽ có cơ chế quản lý chung cho các ngân hàng trong khu vực với quyền hạn tái vốn hóa hoặc tái cấu trúc một ngân hàng khi cần thiết nhằm giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng tài chính trong tương lai.

(Theo TNO)

Các tin khác
Tổng thống Nga Putin trong chuyến công du tới Bắc Kinh

Tổng thống Nga Putin trong buổi họp báo nhân chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày khẳng định Moscow sẵn sàng đàm phán nhưng không bao giờ đồng ý những điều kiện không thể chấp nhận.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở quận Fukushima của Nhật Bản.

Ngày 17/5, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản bắt đầu tiến hành đợt xả thứ 6 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Hàng viện trợ nhân đạo được thả xuống Gaza.

Jordan phối hợp với Ai Cập và Đức thả 3 đợt hàng viện trợ nhân đạo nhằm hỗ trợ dân thường ở Gaza đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng do xung đột.

Ông Lawrence Wong (thứ 2, trái) tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore ngày 15/5/2024.

Ông Lawrence Wong vừa chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore, đồng thời công bố cải tổ nội các nước này. Trong bối cảnh Đảo quốc Sư tử đối mặt thách thức như tỷ lệ sinh giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao, sự biến động của nền kinh tế thế giới, Chính phủ Thủ tướng Lawrence Wong được kỳ vọng sẽ chèo lái con thuyền Singapore tiếp tục vững bước trên con đường phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục