Người Hồng Kông đòi quyền tự quyết

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/1/2014 | 8:20:15 AM

Ngày 1.1, hàng chục ngàn người xuống đường tại Hồng Kông để đòi được bảo đảm quyền tự chọn lãnh đạo.

Một phần đoàn người tuần hành hôm qua tại Hồng Kông
Một phần đoàn người tuần hành hôm qua tại Hồng Kông

AFP dẫn lời các nhà tổ chức cho hay hơn 30.000 người tham gia tuần hành từ công viên Victoria kéo đến Trung Hoàn, trung tâm tài chính và hành chính của đặc khu, còn con số của phía cảnh sát đưa ra là 11.000 người. An ninh được thắt chặt tại các khu vực trọng yếu và đã không xảy ra vụ xô xát hay bạo lực nào.

Mục đích của cuộc xuống đường là nhằm kêu gọi chính quyền Hồng Kông và chính quyền trung ương ở Bắc Kinh bảo đảm dân chủ, cụ thể là trong vấn đề để người dân tự bầu đặc khu trưởng.

Theo thể chế hiện nay, người đứng đầu Hồng Kông được chọn bởi một ủy ban gồm 1.200 thành viên, nhưng nhiều người dân cáo buộc phần lớn ủy ban này đều thân trung ương, dẫn đến việc Hồng Kông chịu ảnh hưởng quá lớn từ Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc đã cam kết người Hồng Kông sẽ được tự bầu lãnh đạo vào năm 2017 nhưng những người tham gia tuần hành hôm qua lo ngại rằng vào thời điểm đó, Bắc Kinh sẽ tìm cách kiểm soát danh sách các ứng viên tranh cử. Nhiều chuyên gia và một bộ phận dư luận đặc biệt chỉ trích ý kiến đăng trên các tờ báo ủng hộ đại lục cho rằng cần có một cuộc sàng lọc ứng viên trước khi tổ chức bỏ phiếu rộng rãi. 

Hôm qua, đoàn người cầm theo các biểu ngữ ghi những dòng chữ như “Dân chủ thực sự” đồng thời lớn tiếng phản đối Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh. Uy tín của ông Lương hiện nay đang xuống thấp do nhiều vụ tai tiếng cũng như các cáo buộc nói ông quá “thần phục” trung ương. Hồi tháng 12.2013, Đại học Hồng Kông công bố kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 42% người được hỏi ủng hộ nhà lãnh đạo này.

Có mặt trong cuộc tuần hành ngày 1.1, cựu nghị sĩ Trần Phương An Sinh, một chính khách cực kỳ uy tín ở Hồng Kông, tuyên bố với Reuters: “Chúng tôi muốn người dân Hồng Kông có được lựa chọn thật sự đối với các vị trí lãnh đạo đặc khu”. Một số tổ chức còn đe dọa sẽ tiến hành chiếm cứ và phong tỏa Trung Hoàn trong mùa hè năm nay nếu không nhận được cam kết về một cuộc bầu cử rộng rãi, dân chủ và công bằng.

Từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, Hồng Kông tương đối độc lập về chính trị, tài chính và luật pháp nhưng một bộ phận người dân không hài lòng về sự hiện diện ngày càng sâu rộng của đại lục. AFP dẫn kết quả một cuộc khảo sát khác của Đại học Hồng Kông cho thấy “tiến bộ về chính trị” đứng thứ hai sau giá nhà tăng cao trong danh sách các vấn đề mà người dân đặc khu cho rằng chính quyền cần quan tâm giải quyết trong năm 2014. Cuộc biểu tình hôm qua xảy ra vài ngày sau vụ một nhóm người ở đặc khu xông vào một doanh trại quân đội và đòi đuổi binh sĩ đại lục, theo Nhân Dân nhật báo.

(Theo TNO)

Các tin khác
Tổng thống Nga Putin trong chuyến công du tới Bắc Kinh

Tổng thống Nga Putin trong buổi họp báo nhân chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày khẳng định Moscow sẵn sàng đàm phán nhưng không bao giờ đồng ý những điều kiện không thể chấp nhận.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở quận Fukushima của Nhật Bản.

Ngày 17/5, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản bắt đầu tiến hành đợt xả thứ 6 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Hàng viện trợ nhân đạo được thả xuống Gaza.

Jordan phối hợp với Ai Cập và Đức thả 3 đợt hàng viện trợ nhân đạo nhằm hỗ trợ dân thường ở Gaza đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng do xung đột.

Ông Lawrence Wong (thứ 2, trái) tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore ngày 15/5/2024.

Ông Lawrence Wong vừa chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore, đồng thời công bố cải tổ nội các nước này. Trong bối cảnh Đảo quốc Sư tử đối mặt thách thức như tỷ lệ sinh giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao, sự biến động của nền kinh tế thế giới, Chính phủ Thủ tướng Lawrence Wong được kỳ vọng sẽ chèo lái con thuyền Singapore tiếp tục vững bước trên con đường phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục