EU tuyên bố 3 bước trừng phạt Nga

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/3/2014 | 2:01:25 PM

Sau cuộc họp khẩn cấp tại Brussels (Bỉ) ngày 6-3, các nhà lãnh đạo EU đã cảnh báo ba bước trừng phạt với Nga nếu nước này vẫn từ chối đàm phán trực tiếp cùng chính phủ lâm thời Ukraine.

Các nguyên thủ EU tại cuộc họp khẩn cấp hôm 6-3.
Các nguyên thủ EU tại cuộc họp khẩn cấp hôm 6-3.

Hãng tin Russia Today (Nga) cho hay ba bước trừng phạt gồm có cấm thị thực (visa), phong tỏa tài chính và hạn chế kinh tế. EU đã có hành động đầu tiên để phản đối can thiệp quân sự của Nga ở Ukraine bằng cách ngừng các cuộc họp trù bị cho Hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức tại thành phố Sochi của Nga vào tháng 6 tới, cũng như ngừng đàm phán quy chế miễn thị thực với Nga, theo Russia Today.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cảnh báo nếu Nga không tìm cách giảm căng thẳng ở Ukraine, quan hệ EU - Nga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định việc phong tỏa tài sản và lệnh cấm thị thực có thể nhanh chóng được áp đặt nếu đối thoại tại Ukraine không được triển khai. Còn Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế khác nhằm vào Nga cũng có thể sẽ được áp dụng. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho rằng EU không muốn trừng phạt Nga song động thái này là “không thể tránh khỏi”.

Cuộc họp khẩn cấp của 28 nhà lãnh đạo EU diễn ra chỉ vài giờ sau khi Quốc hội Crimea bỏ phiếu thông qua nghị quyết về sáp nhập vào Nga.

Cùng ngày, EU cho biết đã phong tỏa tài sản của tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych và 16 cựu quan chức Ukraine khác vì bị cáo buộc biển thủ công quỹ. EU cho biết tất cả các quỹ và tài nguyên kinh tế do 17 người nói trên sở hữu, kiểm soát hay nắm giữ hiện đã bị phong tỏa tại 28 nước thuộc liên minh này.

Trong khi đó, AFP cho biết Nhà Trắng đã áp đặt lệnh cấm thị thực đối với các công dân Nga và Crimea, những người được cho là đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Ngày 6-3, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cho biết đang xem xét yêu cầu của chính quyền Ukraine về việc ban hành “cảnh báo đỏ” nhằm bắt giữ tổng thống bị phế truất Yanukovych về tội lạm dụng quyền lực và giết người, theo Reuters.

Interpol dùng “cảnh báo đỏ” để thông báo cho 190 quốc gia thành viên về việc một cơ quan pháp luật đã ban hành lệnh bắt giữ đối với một cá nhân nhằm dẫn độ đối tượng này.

(Theo TTO)

Các tin khác
Lễ hội carnival ở Oruro thu hút hàng trăm nghìn người xuống đường.

Trong mùa lễ hội carnival ở Bolivia, 70 người đã thiệt mạng, chủ yếu vì tai nạn giao thông, nhưng ít nhất 15 người bị sát hại, Hãng tin AFP dẫn lời chính phủ nước này ngày 5-3.

Đại diện đảng CPP Prum Sokha (bên trái) và đảng CNRP công bố thành lập ủy ban hỗn hợp tiến hành cải cách cơ chế bầu cử Campuchia hôm 18/2.

Ngày 6/3, đặc phái viên Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền tại Campuchia Surya P. Subedi đã hoan nghênh thỏa thuận 5 điểm vừa đạt được giữa 2 đảng phái chính trị chính của Campuchia nhằm khởi động tiến trình cải cách bầu cử tại quốc gia này hướng tới một tiến trình minh bạch, đảm bảo quyền tự do bày tỏ và tụ tập lớn hơn.

Người biểu tình giơ cờ Nga.

Hãng thông tấn RIA và AFP đưa tin, ngày 6/3, Nghị viện Crimea đã bỏ phiếu nhất trí trở thành một phần thuộc Liên bang Nga.

Liệu thủ lĩnh biểu tình Suthep Thausuban (áo trắng) còn dám dẫn đầu người biểu tình tuần hành tại Bangkok?

Chiến dịch vây bắt sẽ được tiến hành với sự phối hợp của Cục điều tra đặc biệt và lực lượng cảnh sát quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục