G7 ra tuyên bố về tình hình biển Đông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/6/2014 | 1:32:53 PM

Cuộc họp thượng đỉnh của nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Brussels (Bỉ - thay cho Sochi, Nga) ngày 4 và 5-6 đã nóng lên với tình hình biển Đông, biển Hoa Đông và Ukraine.

Phiên họp thượng đỉnh của G7 tại Brussels ngày 5-6.
Phiên họp thượng đỉnh của G7 tại Brussels ngày 5-6.

Tuyên bố về biển Đông

Theo Reuters, G7 trong phiên họp tối 4-6 tại Brussels đã đưa ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng trên biển Đông và Hoa Đông. Tuyên bố viết: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những căng thẳng tại biển Đông và Hoa Đông. Chúng tôi phản đối hành động đơn phương của bất kỳ nước nào để khẳng định chủ quyền hay đòi hỏi về biển thông qua việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên làm rõ và theo đuổi yêu sách lãnh thổ và hàng hải theo quy định của luật pháp quốc tế”.

Theo báo Mainichi của Nhật Bản, mặc dù bản tuyên bố không nêu đích danh một nước nào nhưng rõ ràng muốn đề cập tới những hoạt động gần đây của các tàu Trung Quốc ở biển Đông và Hoa Đông nhằm muốn xác lập chủ quyền ở một số khu vực. Cũng theo tờ báo này, các nhà lãnh đạo G7 đã ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, theo đó cho rằng bất cứ nước nào muốn xác định chủ quyền cũng phải phù hợp với luật pháp quốc tế và việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực là điều không thể chấp nhận.

Báo The Star của Malaysia cho rằng, Nhật Bản đã đạt được sự ủng hộ của các nước khác trong G7 về tình hình căng thẳng trên biển Đông và Hoa Đông.

Đẩy nhanh giải quyết xung đột tại Ukraine

Ngoài căng thẳng tại biển Đông và Hoa Đông, các nhà lãnh đạo G7 cũng đã dành nhiều thời gian để thảo luận về tình hình Ukraine. Các nhà lãnh đạo G7 nhận định rằng, mặc dù tình hình Ukraine ổn định hơn sau cuộc bầu cử tổng thống tháng rồi nhưng tình hình ở miền Đông nước này vẫn còn rất đáng lo ngại với nhiều nhóm tay súng tấn công lực lượng Chính phủ Ukraine.

Theo Reuters, bản tuyên bố của G7 cho biết, nhóm này “sẵn sàng gia tăng các biện pháp cấm vận nhắm vào Nga”. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng các nước phương Tây cần xác minh kỹ càng rằng Nga đã giúp ổn định tình hình ở Ukraine hay chưa trước khi siết chặt cấm vận. Nhiều ý kiến cho rằng Nga đang hợp tác giải quyết tình hình Ukraine để giảm áp lực cấm vận. Phía Nga bác bỏ mọi cáo buộc họ có liên quan đến các vụ bạo động ở miền Đông Ukraine.

Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin bị loại khỏi cuộc họp thượng đỉnh G7 nhưng ông sẽ gặp các lãnh đạo G7 như Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh tại lễ kỷ niệm 70 năm đồng minh đổ bộ lên châu Âu (D-Day) vào ngày 6-6 tới ở Normandy, Pháp.

Các nhà lãnh đạo G7 mặc dù muốn gia tăng trừng phạt Nga nhưng thừa nhận rằng vai trò cung cấp năng lượng của Nga cho EU vẫn rất quan trọng. Kế hoạch đa dạng nguồn cung cấp năng lượng của EU vẫn phải mất nhiều thời gian và chi phí bất chấp Mỹ cam kết bù vào sản lượng khí đốt khi Nga ngừng cung cấp cho EU.

Trong diễn biến có liên quan, Mỹ đã điều máy bay ném bom hạng nặng B-52 tới căn cứ không quân Hoàng gia Anh Fairford. Một trong các hoạt động của máy bay này là tham gia ngày lễ D-Day. Tuy nhiên, Mỹ không tiết lộ các hoạt động khác của B-52, trong đó liệu nó có tham gia các cuộc tập trận gần khu vực Baltic hay không.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Người Palestine tại hiện trường một ngôi nhà bị phá hủy ở Rafah trong cuộc tấn công của Israel hôm 3-5

Một đài phát thanh của Israel ngày 6-5 đưa tin các lực lượng vũ trang Israel đã bắt đầu sơ tán dân thường Palestine khỏi Rafah trước khả năng quân đội nước này tấn công vào thành phố ở phía nam Dải Gaza.

Các đơn vị xung kích của ta dưới sự yểm trợ của pháo binh tấn công sân bay Mường Thanh. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo nhà báo Gaston Fiorda, chuyên gia của Đài Phát thanh Quốc gia Argentina, chiến thắng Điện Biên Phủ là một tấm gương, một mô hình mà nhiều quốc gia noi theo trên con đường giải phóng dân tộc.

Ảnh chụp một khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại bang Rio Grande do Sul, Brazil ngày 3/5

Mưa lớn kéo dài đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng ở bang cực Nam của Brazil khiến ít nhất 75 người thiệt mạng và hơn 100 người mất tích.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang kỳ vọng các đồng minh sẽ đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí cho Kiev.

Khẩu chiến giữa Nga và Ukraine một lần nữa bùng nổ khi Mátxcơva chính thức đưa Tổng thống Volodymyr Zelensky và một số quan chức Ukraine vào danh sách truy nã. Về động thái mới trên mặt trận pháp lý của Nga, giới quan sát quốc tế cho rằng hành động này chỉ mang tính biểu tượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục