Ukraine viết lại sách giáo khoa lịch sử
- Cập nhật: Thứ tư, 18/3/2015 | 7:04:09 AM
Bộ Giáo dục Ukraine đã cố một số sửa đổi trong sách giáo khoa lịch sử để cập nhật những diễn biến trong thời gian qua ở đất nước này như sự kiện quảng trường Maidan, cuộc đảo chính, một phiên bản của "cuộc chiến tranh Nga – Ukraine" theo cách giải thích của các nhà lý luận Ukraine...
Ukraine có động thái "biên soạn" lại lịch sử
|
Trong thông cáo báo chí của phòng báo chí Bộ Giáo dục Ukraine, một nhóm công tác của Bộ Giáo dục nước này đã phát hành một cuốn sách hỗ trợ việc dạy lịch sử cho giáo viên, dày 40 trang. Ngoài ra, sách giáo khoa lịch sử của học sinh cũng được đính kèm thêm 25 trang khác.
Những chi tiết được cập nhật vào sách giáo khoa lịch sử lần này là thông tin về “cuộc cách mạng nhân phẩm”, những diễn biến ở Ukraine hồi tháng 1 – 2/2014, cuộc đảo chính sau đó cũng như thông tin về “cuộc chiến tranh Nga – Ukraine”.
Việc xuất bản của những quyển sách giáo khoa này sẽ được cấp kinh phí từ nguồn quỹ ngoài ngân sách. Dự kiến sẽ có một buổi ra mắt để giới thiệu những quyển sách giáo khoa lịch sử mới được biên soạn lại trong thời gian tới.
Rus Kiev là một đại công quốc trung cổ với thủ đô là Kiev từng tồn tại ở Đông Âu từ cuối thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13. Quốc hiệu chính thức của nhà nước này là Rus. Hoàng tử Vladimir là người đã trị vì Rus từ năm 980 đến 1015.
Việc thay đổi nội dung chương trình học của học sinh là động thái mới của Ukraine trong việc "biên soạn" lại lịch sử. Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ban một sắc lệnh vinh danh hoàng tử Vladimir, người mà ông tuyên bố là “người sáng lập nhà nước cổ xưa Rus-Ukraine của châu Âu”.
Sử gia người Nga ông Igor Danilevsky đã bác bỏ quan điểm của ông Poroshenko, cho rằng khi nói đến Ukraine với tư cách là sự hình thành của một nhà nước thì quốc gia này được thành lập rất lâu sau nhà nước Rus-Ukraine cổ xưa.
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Ngày 17-3, hãng tin Kyodo của Nhật Bản đưa tin Bộ Ngoại giao nước này vừa công bố một bản đồ trong tập bản đồ năm 1969 của Chính phủ Trung Quốc, trong đó nhắc đến quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông bằng tên tiếng Nhật. Đây là quần đảo tranh chấp hiện do Tokyo kiểm soát, song phía Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Theo hãng tin AP, ngày 16-3, tòa án Ai Cập đã tuyên án tử hình thủ lĩnh tối cao tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) Mohamed Badie và 13 thành viên cấp cao khác của phong trào này.
Đại diện Liên hợp quốc (LHQ) tại Vanuatu xác định: 24 người chết và 3.300 người phải di dời sau khi cơn bão Cyclone Pam đi qua quần đảo trên Thái Bình Dương ngày thứ 7 vừa qua.