18.000 người mắc kẹt trong "tầng sâu nhất của địa ngục”

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/4/2015 | 2:06:14 PM

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-Moon vừa lên tiếng cảnh báo hàng chục nghìn người trú ẩn ở trại tị nạn Yarmouk, thủ đô Syria “đang mắc kẹt ở tầng sâu nhất của địa ngục”.

Hàng chục nghìn người đang mắc kẹt tại trại tị nạn Yarmouk, không còn đường thoát.
Hàng chục nghìn người đang mắc kẹt tại trại tị nạn Yarmouk, không còn đường thoát.

Theo CNN, LHQ ước tính hiện có khoảng 18.000 người Palestine đang mắc kẹt tại trại tị nạn Yarmouk, không còn đường thoát do bị cả lực lượng chính phủ Syria và các tay súng nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bao vây.

Yarmouk là trại tị nạn lớn nhất của người Palestine ở Syria, nằm cách trung tâm thành phố Damascus chỉ khoảng 10km. Từ năm 2012, quân đội Syria đã rất nhiều lần đụng độ đẫm máu với các nhóm nổi dậy ở khu vực này.

Mới đây, Đài Quan sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết hiện các tay súng IS và nhóm khủng bố Mặt trận Al-Nusra đã kiểm soát 90% diện tích trại Yarmouk.

Nguồn tin SOHR và các nhân chứng khẳng định trong vài ngày qua, quân đội Syria đã ném bom thùng xuống Yarmouk nhằm đánh bật phiến quân IS khỏi đây.

Khoảng 5.000 người Palestine đã tìm cách di tản kể từ khi IS tấn công khỏi trại Yarmouk, nhưng không biết chạy đi đâu. Hàng trăm người đã bị thương, nhưng bệnh viện duy nhất còn hoạt động ở Yarmouk bị IS chiếm đóng và mới bị quân đội Syria nã pháo.

Jafra Foundation, tổ chức từ thiện duy nhất hoạt động được ở Yarmouk, khẳng định tình hình rất tồi tệ kể từ khi IS tấn công trại tị nạn này.

“Chúng tôi cần thuốc men và các cơ sở y tế. Bệnh viện cuối cùng ở Yarmouk đã bị đánh bom hôm qua, nên chẳng còn cơ sở y tế nào hoạt động cả” - giám đốc Jafra Foundation Wesam Sabaneh than thở.

Ngay cả việc đưa nước sạch vào trại Yarmouk cũng là một thử thách nguy hiểm. Ông Majed Alomari, chuyên viên điều phối nước sạch của Jafra Foundation, thiệt mạng vài ngày trước do trúng đạn lạc từ một cuộc giao tranh giữa các tay súng IS và một nhóm nổi dậy.

Năm ngoái, các tổ chức từ thiện đã vượt qua được vòng kiểm tỏa của quân đội Syria để vào cứu trợ hàng chục nghìn người tại trại Yarmouk. Còn giờ đây, các cư dân Yarmouk chỉ có hai sự lựa chọn: chạy khỏi nơi trú ẩn cuối cùng này hoặc chấp nhận ở lại địa điểm mà LHQ mô tả là “trại tập trung tử thần”.

“Giờ tôi sợ cả hai thứ là IS và quân đội chính phủ - một cư dân Yarmouk nói - Quân đội bắn phá Yarmouk để đẩy các nhóm phiến quân ra, còn IS thì đã đổi tên nơi đây thành Nhà nước Hồi giáo Yarmouk”.


Một tòa nhà ở Yarmouk bị bom đánh sập - Ảnh: CNN
Nơi trú ẩn của hàng chục nghìn người Palestine bị tàn phá nặng nề - Ảnh: CNN
Bệnh viện duy nhất còn lại ở Yarmouk cũng vừa bị đánh bom 

(Theo TTO)

Các tin khác
Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được bạn đọc của tạp chí Time, bầu chọn là “Người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới” trong năm nay, theo kết quả do tạp chí này công bố vào ngày 13/4.

Cuộc đua tranh chức tổng thống Mỹ đang nhanh chóng trở nên sôi động khi ngày 13-4, Thượng nghị sĩ Marco Rubio (ảnh) - nghị sĩ đảng Cộng hòa mới nhất và trẻ nhất tham gia cuộc đua trở thành người đứng đầu Nhà Trắng khi thông báo với các nhà tài trợ rằng ông sẽ triển khai chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 13/4 tuyên bố rằng Tehran sẵn sàng cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu.

Phóng viên hãng thông tấn Nga RIA Novosti có mặt tại “Cộng hòa Donetsk” ngày 13-4 cho biết, nhiều vị trí của tự vệ và quân đội Donetsk đã bị oanh tạc dữ đội bằng hỏa lực cỡ nòng lớn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định vụ tấn công sử dụng đạn pháo hay đạn rocket.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục