Hàn Quốc tưởng niệm một năm thảm họa chìm phà SEWOL

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/4/2015 | 9:54:03 AM

Hàn Quốc ngày 16-4 đã tổ chức tưởng niệm một năm thảm họa chìm phà SEWOL, với các lễ tưởng niệm được các tổ chức tư nhân, các trường học và chính quyền địa phương tổ chức trên toàn quốc.

Nhiều người đội mưa chờ đợi lễ tưởng niệm các nạn nhân chìm phà SEWOL tại thành phố Ansan, tỉnh Geyonggi, Hàn Quốc, ngày 16-4-2015. (Ảnh: Reuters)
Nhiều người đội mưa chờ đợi lễ tưởng niệm các nạn nhân chìm phà SEWOL tại thành phố Ansan, tỉnh Geyonggi, Hàn Quốc, ngày 16-4-2015. (Ảnh: Reuters)

Vào ngày 16-4-2014, con phà SEWOL nặng 6.825 tấn bị nghiêng và chìm tại ngoài khơi đảo Jindo, phía tây nam Hàn Quốc, làm 295 người chết và chín người hiện vẫn mất tích. Trong số 476 hành khách trên con phà xấu số có 325 học sinh của Trường THPT Danwon trong một chuyến đi tới đảo Jeju, chỉ có 75 học sinh trong số đó là sống sót.

Khoảng 300 tổ chức tư nhân và chính quyền địa phương tại Hàn Quốc đã hoặc sẽ tổ chức lễ tưởng niệm trong suốt ngày 16-4 để tưởng nhớ các học sinh và các nạn nhân khác bị thiệt mạng trong vụ chìm phà.

Vào buổi sáng, khoảng hơn 2.000 người Hàn Quốc đã đến thăm địa điểm tưởng niệm tại thành phố Ansan, tỉnh Geyonggi, thành phố quê nhà của các học sinh Trường THPT Danwon. Khoảng 2.800 xe taxi và xe buýt di chuyển trên các tuyến đường được gắn dải ruy-băng màu vàng để tưởng nhớ các nạn nhân. Nhiều học sinh đến trường trong bộ đồng phục với một huy hiệu nhỏ hình dải ruy-băng màu vàng trên ngực.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đến tham dự lễ tưởng niệm tại bến cảng Pengmok, đảo Jindo, địa điểm gần với vị trí phà SEWOL bị chìm. Ban đầu, bà Park cùng với các trợ lý cấp cao của mình, có kế hoạch gặp gỡ thành viên các gia đình các nạn nhân tuy nhiên kế hoạch không thực hiện được trọn vẹn khi các gia đình tạm thời ngừng lễ tưởng niệm và rời đi nơi khác để phản đối sự ứng phó của Chính phủ Hàn Quốc đối với thảm họa chìm phà.

Ủy ban đại diện cho các gia đình có nạn nhân trong thảm họa chìm phà SEWOL đã đề nghị hủy bỏ sắc lệnh thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ tai nạn, được Chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 27-3.

Các gia đình nạn nhân cho rằng, sắc lệnh này sẽ gây cản trở việc tìm ra sự thật khi nó làm mất đi tính độc lập của ủy ban. Sắc lệnh này cũng hạn chế phạm vi điều tra đối với việc phân tích và xem xét lại kết quả điều tra của Chính phủ Hàn Quốc.

Các gia đình nạn nhân cũng liên tục yêu cầu trục vớt con phà bởi họ tin rằng việc này sẽ giúp tìm ra nguyên nhân khiến phà bị chìm.

Trong suốt thời gian tại bến cảng Pengmok, bà Park đã có bài phát biểu trước toàn quốc, gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân, đồng thời cam kết nhanh chóng thực hiện những biện pháp cần thiết để trục vớt phà SEWOL sớm nhất có thể.

Tuy nhiên, bà Park không đề cập đến việc liệu có hủy bỏ sắc lệnh nói trên hay không. Bà chỉ khẳng định rằng, các cuộc điều tra thêm sẽ được tiến hành sau khi ủy ban điều tra đặc biệt được thành lập.

Các gia đình nạn nhân và những người sống sót trong vụ chìm phà SEWOL dự định tổ chức lễ tưởng niệm riêng tại thành phố Ansan, tuy nhiên họ đã quyết định ngừng lễ tưởng niệm này cho đến khi Chính phủ Hàn Quốc chấp nhận những yêu cầu của họ.

(Theo Nhân Dân)

Các tin khác

Đêm 14/4 (theo giờ Việt Nam), tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết về cấm vận vũ khí đối với phiến quân Houthi tại Yemen.

Người nhập cư trái phép được cứu sống tại Địa Trung Hải

Hãng Reuters ngày 15-4 đưa tin, 400 người Libya tìm cách nhập cư trái phép vào Italia đã bị thiệt mạng khi con tàu chở họ bị đắm trên Địa Trung Hải.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu trước cuộc họp các ngoại trưởng G-7 ở Luebeck.

Tối 14/4, Hội nghị Ngoại trưởng nhóm các nền công nghiệp phát triển G-7 (gồm Đức, Pháp, Anh, Italy, Mỹ, Nhật Bản và Canada) đã diễn ra tại thành phố Lubeck, miền Bắc nước Đức.

Tổng thống Mỹ Obama trong cuộc hội đàm lịch sử với Chủ tịch Cuba Raul castro.

Trong bước đi được nhìn nhận là loại bỏ một trong những trở ngại lớn nhất trên lộ trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước sau hơn 54 năm bao vây cấm vận, ngày 14/4 chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố do Mỹ tự lập ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục