Hội nghị thượng đỉnh EU: Nan giải nhiều vấn đề nóng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/2/2016 | 2:12:38 PM

Bản dự thảo kế hoạch chi tiết về cải cách EU do Thủ tướng Anh David Cameron vận động nhiều tháng qua xem ra chưa mang lại kết quả. Trái lại, bất đồng giữa các thành viên EU với Anh ngày càng sâu.

Thủ tướng Anh David Cameron vận động EU cải cách hiến pháp để giữ Anh ở lại khối.
Thủ tướng Anh David Cameron vận động EU cải cách hiến pháp để giữ Anh ở lại khối.

Một loạt các tài liệu lưu hành tại Brussels vào sáng 18-2, ngày diễn ra cuộc họp thượng đỉnh EU, xác nhận rằng Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Donald Tusk, đã thất bại trong việc vận động các thành viên EU đồng ý với đề xuất cải cách EU của Anh.

EU không muốn cải tổ kiểu Anh

Theo Guardian, Pháp cho rằng nước Anh đang tìm sự bảo vệ đặc biệt cho thành phố London với quy chế riêng về tài chính. Các nước Đông Âu thì lo ngại về đề xuất cắt giảm các chính sách phúc lợi, cắt giảm quyền lợi của những người nhập cư từ Đông Âu vào Anh, trong đó quan ngại nghiêm trọng về đề xuất hạn chế phúc lợi dành cho trẻ em.

Một thất bại trong việc vận động cải cách hiến pháp EU sẽ là thách thức với Cameron. Năm 2015, Thủ tướng Anh cam kết bảo đảm “thay đổi hiến pháp của EU” để đổi lại, người dân Anh sẽ ủng hộ để Anh tiếp tục ở lại EU. Nếu cuộc trưng cầu dân ý có kết quả là đa số người dân Anh ủng hộ Anh rời EU, điều đó có nghĩa là ông Cameron ngay lập tức từ chức. Trong yêu cầu cải cách, Thủ tướng Cameron tìm cách áp đặt các hạn chế về quyền trẻ em và lợi ích trong công việc cho người di cư EU.

Downing Street đã có kế hoạch yêu cầu ông Cameron trở về London ngay lập tức nếu hội nghị thượng đỉnh kết thúc vào ngày 19-2 không đạt thỏa thuận nào và cuộc trưng cầu dân ý sẽ được vận động theo hướng để Anh rời EU.

Hội nghị thượng đỉnh EU, vì lẽ đó, dự kiến kéo dài qua đêm 18-2 cho đến ngày 19-2. Tuy nhiên, nếu hội nghị thượng đỉnh lần này kết thúc mà không đạt được thỏa thuận cải cách hiến pháp EU như yêu cầu của Anh, ông Cameron còn cơ hội khác. Đó là Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt EU dự kiến diễn ra vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3.

Nhức nhối khủng hoảng di cư

Ngoài vấn đề nước Anh, các nhà lãnh đạo EU cũng phải tiếp tục giải quyết nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng di cư gây ra. Các đề xuất bao gồm hạn chế người nhập cư vì kinh tế và bảo vệ cho các nước thành viên EU có đường biên giới giáp với các nước ngoại khối.

Theo truyền hình Đức DW, Thủ tướng Đức Angela Merkel mô tả cuộc chiến ở Syria là không thể chấp nhận và gọi đó là cái gốc để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu. Thủ tướng Đức đã đưa ra giải pháp 3 hướng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di dân: chấm dứt chiến tranh tại Syria, giải quyết các trại tị nạn ở những nước giáp biên giới với Syria, bảo vệ tốt hơn trên biên giới EU và cuối cùng là lập tuyến đường an toàn và hợp pháp cho người tị nạn. Vấn đề là ai sẽ chịu kinh phí cho việc xây dựng hàng rào và củng cố biên giới để ngăn dòng người tị nạn.

Ngoài ra, khoản tiền chi cho việc ăn ở của người tị nạn đã trở thành gánh nặng của không ít thành viên EU. Tuy nhiên, tiến trình hòa bình ở Syria - thách thức lớn nhất - vẫn chưa có lối ra trong khi ngày càng nhiều nước tham gia vào cuộc chiến ở Syria càng làm vấn đề thêm phức tạp.

Trong khi bà Merkel thừa nhận rằng Đức không thể nhận thêm 1 triệu người tị nạn như đã từng nhận trong năm 2015, bà vẫn  thấy không thể tìm kiếm một giải pháp quốc tế nhằm tránh đóng cửa biên giới trong EU.

Theo Reuters, ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg cho biết, thất bại trong việc thực hiện tiến bộ về người tị nạn “có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng chính trị ở EU”, thậm chí rủi ro chính trị còn căng thẳng hơn so với kinh tế ở châu Âu trong năm 2016.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Trụ sở Bộ Tài chính Ukraine tại Kiev.

Bộ Tài chính Nga khẳng định sẽ bảo vệ lợi ích của mình sau khi Moscow đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Quốc tế ở London.

Một bộ phận được tìm thấy trên biển ngoài khơi đảo Jeju của Hàn Quốc sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

Theo Kyodo, các quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết các ngoại trưởng của nước này và Pháp ngày 18/2 đã nhất trí hợp tác trong việc thông qua một nghị quyết mới của Liên hợp quốc nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt chống Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng.

​Việc Mỹ thông qua lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên sẽ buộc các quốc gia đồng minh của Mỹ phải triển khai những biện pháp hạn chế mạnh tay tương tự với nước này.

Ngày 18-2 giờ Mỹ tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký thông qua luật áp các lệnh trừng phạt với CHDCND Triều Tiên.

Sau loạt vụ tấn công ngày 17/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến dư luận thế giới chấn động, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã lên án mạnh mẽ các vụ tấn công này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục