Ủy viên EU của Anh từ chức
- Cập nhật: Chủ nhật, 26/6/2016 | 7:20:04 AM
Ngày 25-6, quan chức cao cấp nhất của Anh tại Liên minh châu Âu (EU), nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm Jonathan Hill tuyên bố từ chức sau cuộc trưng cầu ý dân Anh rời EU (Brexit).
Jonathan Hill, Ủy viên EU của Anh, từ chức ngày 25-6-2016 sau cuộc trưng cầu ý dân Anh rời EU.
|
The Guardian cho biết, sự ra đi của ông Hill - người được Thủ tướng David Cameron cử tới EU phụ trách các vấn đề về tài chính - sau Brexit là một điều tất yếu khi nhiều chính trị gia châu Âu đã phản đối việc một người Anh phụ trách vấn đề tài chính của EU khi Anh rời EU.
Phát biểu hôm nay với báo giới tại trụ sở EU ở Brussels, Bỉ, ông Hill cho biết: "Như nhiều người ở đây và ở Anh, tôi hết sức thất vọng về kết quả cuộc trưng cầu ý dân. Tôi đã muốn nó kết thúc khác và đã hy vọng rằng Anh có vai trò trong cuộc tranh luận hướng tới một châu Âu thương mại tự do, cạnh tranh, linh hoạt và tầm nhìn xa hơn. Nhưng người dân Anh có một quyết định khác, và đó là cách nền dân chủ vận hành".
Ông Hill cho biết, khi Anh bước vào "giai đoạn mới", ông không nghĩ rằng sẽ đúng đắn cho ông nếu tiếp tục là Ủy viên EU của Anh phụ trách vấn đề tài chính "như không có gì xảy ra". Theo những gì đã thảo luận với Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Hill sẽ làm việc trong vài tuần nữa để "bàn giao công việc có trật tự".
"Những gì đã làm là không thể được hoàn tác và bây giờ chúng tôi phải làm cho mối quan hệ mới của chúng tôi với châu Âu là tốt nhất", Hill cho biết.
(Theo SGGP)
Các tin khác
Người dân Châu Âu nói riêng và người dân thế giới có lẽ giờ này vẫn chưa hết bàng hoàng với kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU) của Anh.
Sau khi kết quả trưng cầu dân ý cho thấy, phần lớn cử tri Anh lựa chọn rời Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố sẽ từ chức.
Đêm 23/6 theo giờ Hà Nội, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành cuộc họp và ra tuyên bố lên án hai vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong tuần này, gọi đây là hành vi "vi phạm nghiêm trọng" lệnh cấm quốc tế.
Trong khi cuộc bỏ phiếu rời hay ở lại EU của nước Anh mới sắp có kết quả với lợi thế nằm trong tay nhóm "thoát ly", một số chính khách tại Hà Lan và Pháp cũng đòi hai nước này có các cuộc bỏ phiếu tương tự.