Liên hợp quốc tiếp tục kêu gọi châu Âu hỗ trợ người tị nạn và di cư

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/6/2016 | 2:32:27 PM

Vào thời điểm các nhà lãnh đạo quốc gia và chính phủ châu Âu nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 28 và 29/6 tại Brussels, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu cùng cho thấy lòng từ bi và đạo lý đối với vấn đề người tị nạn và di cư.

Người tị nạn trong trại Kara Tepe trên hòn đảo Lesbos của Hy Lạp.
Người tị nạn trong trại Kara Tepe trên hòn đảo Lesbos của Hy Lạp.

Các cơ quan truyền thông châu Âu dẫn lời ông Ban Ki-moon nêu rõ: “Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu nhóm họp tại Brussels cùng hành động với đạo lý và lòng từ bi”.

Ngoài ra, Tổng thư ký cũng kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo thế giới cùng tham gia hội nghị của Liên hợp quốc vào ngày 19/9 tới đây bàn về vấn đề các làn sóng di cư rộng lớn của người tị nạn và người di cư. “Mục tiêu của chúng tôi là một thỏa thuận toàn cầu mới về chia sẻ các trách nhiệm liên quan tới người tị nạn, cũng như một thỏa thuận toàn cầu cho việc di chuyển thường xuyên, an toàn và có trật tự” – ông nói thêm.

Bên cạnh đó, Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng cho biết, ông đã đến thăm hòn đảo Lesbos của Hy Lạp – điểm đến của nhiều người tị nạn và người di cư vượt qua Địa Trung Hải để đến châu Âu. "Người dân Hy Lạp và Lesvos đã trả lời theo cách đáng khâm phục" – ông nói. "Nếu  hòn đảo nhỏ Lesbos có thể làm như vậy thì những người khác chắc chắn có thể làm nhiều hơn nữa. Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tôn trọng các nghĩa vụ pháp lý, đạo đức và chính trị của mình".

Để làm được điều này, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần có một loạt các biện pháp. Trước tiên, ông Ban Ki-moon khuyến khích họ tái định cư cho nhiều người hơn. "Trách nhiệm này phải được chia sẻ trên toàn cầu" – ông nói. Thứ hai, theo nhà lãnh đạo Liên hợp quốc, cần phải bảo vệ người tị nạn và người di cư, đặc biệt là trẻ em, và cho họ được tiếp cận với giáo dục và việc làm. Ông cũng kêu gọi đẩy nhanh các thủ tục xin tị nạn và đoàn tụ gia đình và cuộc chiến chống lại tâm lý thù ghét, bài ngoại. Cuối cùng, Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cần giải quyết những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng di dời, trong đó đặc biệt là những nỗ lực để giải quyết xung đột, củng cố pháp luật và các hệ thống bảo vệ quyền con người.

Trong báo cáo thường niên "Các xu hướng toàn cầu" công bố ngày 20/6 vừa qua, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, khủng bố và xung đột ở các nước như Syria và Afghanistan đã đưa tổng số người tị nạn và không còn nhà cửa lên mức kỷ lục là 65,3 triệu người vào cuối năm ngoái. Theo UNHCR, trong năm 2015, có 40,8 triệu người phải dời bỏ nhà cửa ở trong lãnh thổ đất nước họ do xung đột, 21,3 triệu người tị nạn và 3,2 triệu người đang xin tị nạn.

Hơn 1 triệu người đã đến châu Âu vào năm ngoái, gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị ở châu lục này. Trong bối cảnh đó, UNHCR hối thúc các nhà lãnh đạo châu Âu cũng như các khu vực khác tăng cường hành động để kết thúc các cuộc chiến đang khiến nhiều người phải rời bỏ đất nước.

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác
Ngân sách quảng bá văn hóa của Brazil bị tiêu sai mục đích.

Cảnh sát Brazil vừa phát giác một đường dây tham nhũng, rút ruột của Bộ Văn hóa khoảng 53 triệu USD.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Recep Tayyip Erdogan.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa lên án mạnh mẽ vụ tấn công đẫm máu vào sân bay Ataturk, thành phố Istanbul khiến ít nhất 36 người chết và hơn trăm người bị thương.

Ngày 28/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Ethiopia, Bolivia và Thụy Điển là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2 năm.

Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker đón Thủ tướng Anh David Cameron ở trụ sở EU tại Brussels.

Đêm 28/6 theo giờ Việt Nam, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày tại Brussels (Bỉ) nhằm thảo luận về những hậu quả sau khi đa số cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục