Mỹ, Nhật Bản và EU đề xuất cải cách WTO

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/9/2018 | 9:29:19 AM

Lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc hội đàm về diễn biến trên bán đảo Triều Tiên Ngày 25/9, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí phản đối thương mại không công bằng và đề xuất cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Ủy viên phụ trách vấn đề thương mại của EU Cecilia Malmstroem (giữa), Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Hiroshige Seko (phải).
Ủy viên phụ trách vấn đề thương mại của EU Cecilia Malmstroem (giữa), Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Hiroshige Seko (phải).

Theo tuyên bố chung được đưa ra tại cuộc gặp ba bên giữa Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Cecilia Malmstrom bên lề khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Mỹ, đề xuất trên thể thiện sự quan ngại đối với hệ thống cảnh báo những trợ cấp trong nước và việc tăng cường hoạt động của các ủy ban thường trực thuộc WTO.

Tuyên bố nêu rõ một số quốc gia thứ ba đã dư thừa công suất nghiêm trọng, đe dọa đến phát triển công nghệ và làm suy yếu thương mại toàn cầu. Ba quan chức này nhấn mạnh các điều kiện định hướng thị trường là nhân tố cơ bản để đạt được một hệ thống thương mại toàn cầu có lợi cho tất cả các bên. Do đó, những hành động các nước thứ ba này đáng bị chỉ trích và Mỹ, Nhật Bản và EU đang cân nhắc triển khai một số biện pháp.

Tại cuộc gặp, ba quan chức trên tái khẳng định mục tiêu chung trong việc giải quyết các chính sách không lấy thị trường làm trọng tâm. Cũng theo tuyên bố, các bên đã nhất trí về tầm quan trọng của việc cải cách WTO, trong đó có đến chức năng theo dõi và giám sát của tổ chức này, cho rằng đây là bước đi đầu tiên hướng tới việc đưa đề xuất cảnh báo và minh bạch ra xem xét tại phiên họp sắp tới của Hội đồng WTO về Thương mại và Hàng hóa dự kiến diễn ra vào tháng 11 tại Geneva, Thụy Sĩ.

Đây là lần đầu tiên ba nước nhất trí ủng hộ một đề xuất nhằm cải cách thể chế thương mại toàn cầu có trụ sở tại Geneva này. Theo kế hoạch, Mỹ, Nhật Bản và EU sẽ trình đề xuất này lên WTO sớm nhất là vào tháng tới.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vừa chính thức áp thuế 10% với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh cũng đáp trả với việc áp mức thuế tương ứng với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. 

Các mặt hàng Trung Quốc chịu ảnh hưởng của biện pháp thuế mới gồm máy hút bụi và các thiết bị kết nối Internet, trong khi các mặt hàng Mỹ chịu ảnh hưởng trong đợt này gồm khí đốt hóa lỏng và một số loại máy bay.
 
(Theo Tin tức)

Các tin khác
Chủ tịch Thượng viện Juan Miguel Zubiri (thứ 2 từ trái sang) chụp ảnh cùng các Thượng nghị sĩ ngày 20-5-2024.

Chiều 20-5, Chủ tịch Thượng viện Philippines, ông Juan Miguel Zubiri thông báo từ chức. Trong thông điệp gửi đi sau một phiên họp Thượng viện cùng ngày, ông Zubiri cho biết bản thân đã luôn nỗ lực tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ vì đất nước.

Tổng thống Ebrahim Raisi trong một cuộc phỏng vấn ở Tehran hồi tháng 6/2023.

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã công bố 5 ngày quốc tang sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ebrahim Raisi, Ngoại trưởng Hossein Amir Abdollahian và 7 người khác thiệt mạng.

Ảnh chụp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, ngày 7/5/2024.

Theo Điều 131, Hiến pháp nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, nếu Tổng thống đương nhiệm qua đời thì Phó Tổng thống thứ nhất sẽ lên nắm quyền với điều kiện được Lãnh đạo tối cao phê chuẩn.

Cuộc họp khẩn của chính phủ Iran hôm 20-5.

Chính phủ Iran ra thông cáo xác nhận Tổng thống Iran – ông Ebrahim Raisi "tử vì đạo" và ca ngợi những đóng góp của ông cho nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục