Bỉ: Phản đối Hiệp ước di cư toàn cầu, một loạt các bộ trưởng từ chức

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/12/2018 | 9:21:31 AM

Các Bộ trưởng dân tộc chủ nghĩa thuộc đảng Liên minh Flemish mới (N-VA), Bỉ, đã từ chức vì bất đồng sâu sắc đối với Hiệp ước toàn cầu về di cư của LHQ.

Thủ tướng Bỉ Charles Michel phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels ngày 8/12/2018.
Thủ tướng Bỉ Charles Michel phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels ngày 8/12/2018.

Ngày 9/12, chính phủ của Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã rơi vào vị thế thiểu số sau khi một loạt các Bộ trưởng dân tộc chủ nghĩa thuộc đảng Liên minh Flemish mới (N-VA) từ chức vì bất đồng sâu sắc đối với Hiệp ước toàn cầu về di cư của Liên hợp quốc.

Tháng 9 vừa qua, phát biểu ý kiến tại LHQ, Thủ tướng S.Mi-sen tuyên bố ông sẽ tán thành Hiệp ước di cư toàn cầu khi hiệp ước này được đưa ra thông qua tại cuộc họp của LHQ ở Marrakech (Maroc) vào ngày 10/12.

Tối 8/12, ông Charles Michel vẫn khẳng định giữ cam kết này và sẽ tới Marrakech, bất chấp "tối hậu thư" của Chủ tịch N-VA, Bart De Wever, rằng sẽ rời khỏi liên minh cầm quyền nếu Bỉ tán thành Hiệp ước toàn cầu về di cư.

Các bộ trưởng được nhà vua Bỉ Philippe chấp thuận cho từ chức sau cuộc gặp giữa nhà vua và Thủ tướng Charles Michel, người đến trình danh sách những lãnh đạo mới của các Bộ Nội vụ, Tài chính, Quốc phòng và Di cư.

Trước đó cùng ngày, cựu Bộ trưởng Nội vụ Jan Jambon, thuộc Liên minh Flemish mới (N-VA), đã xác nhận trên đài truyền hình RTBF rằng ông và các bộ trưởng khác của đảng đã xin từ chức.

Sự ra đi của N-VA, một lực lượng quan trọng trong liên minh cầm quyền tại Bỉ đã khiến cho Thủ tướng Michel trở thành nhà lãnh đạo của một chính phủ trung hữu không có đa số tại Quốc hội, trong bối cảnh chỉ còn không đầy 6 tháng nữa là đến cuộc bầu cử lập pháp tại nước này dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5/2019.

Trong bốn năm qua, chính phủ Bỉ đã không ít lần bị chao đảo vì quan điểm được coi là cực đoan của N-VA về vấn đề nhập cư. Bộ trưởng Bộ Y tế hiện tại, Maggie De Block, người kiêm nhiệm thêm chức danh Quốc vụ khanh phụ trách tị nạn và nhập cư do ông Theo Francken nắm giữ trước đây, hứa sẽ bảo vệ một chính sách nghiêm ngặt nhưng công bằng.

N-VA là đảng duy nhất trong số bốn đảng thuộc liên minh cầm quyền của Bỉ phản đối văn bản dự kiến sẽ được các nước thành viên Liên hợp quốc ký thông qua tại hội nghị diễn ra trong các ngày 10 và 11/12 ở Maroc, trước khi nó được phê chuẩn tại một cuộc bỏ phiếu tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York ngày 19/12.

Hiệp ước toàn cầu về di cư của Liên hợp quốc, ra đời trong bối cảnh làn sóng người di cư đổ tới châu Âu với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, trong khi đó làn sóng di cư Trung Mỹ cũng đang trở nên nghiêm trọng hơn cho thấy mức độ cần thiết phải giải quyết vấn đề này ở các nước.

Vốn không mang tính ràng buộc, Hiệp ước toàn cầu về di cư của Liên hợp quốc xác định các nguyên tắc và khoảng 20 đề xuất nhằm giúp các quốc gia đối phó với vấn đề di cư.

Lãnh đạo các nước Italy, Áo, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Estonia, Latvia, Thụy Sĩ, Australia, Israel và Cộng hòa Dominicana đã quyết định không đến Marrakech.

Trước đó, Mỹ đã quyết định rút khỏi ngay từ khi Hiệp ước này bắt đầu được soạn thảo hồi tháng 12/2017.

(Theo doisongphapluat)

Các tin khác
Biểu tình tại Tel Aviv yêu cầu giải cứu con tin ở Gaza đang gây sức ép lên chính quyền Israel

Lãnh đạo 18 nước gồm Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp kêu gọi Hamas thả con tin, tuy nhiên nhóm này tuyên bố chỉ thả con tin khi Israel ngừng bắn.

Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Phối cảnh thủ đô mới của Indonesia tại Nusantara.

Ngày 24-4, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố sẽ nỗ lực vì lợi ích của mọi người dân Indonesia và kêu gọi tinh thần đoàn kết chung để đưa đất nước tiến lên.

Quang cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ ngày 29/11/2023.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ nhận được 13 phiếu thuận, trong khi Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục