Trong chiều ngày 9/1, Hạ viện Anh đã chính thức bắt đầu các phiên thảo luận lại về thoả thuận Brexit để có thể tiến hành bỏ phiếu vào ngày 15/1.
|
Thủ tướng Theresa May.
|
Ngay trong phiên họp đầu tiên để thảo luận lại về thoả thuận Brexit, các nghị sĩ Anh đã bỏ phiếu thông qua một điều khoản bắt buộc Chính phủ Anh phải trình ra một phương án B trong trường hợp thoả thuận Brexit bị Hạ viện bác bỏ.
Trong chiều 9/1, Hạ viện Anh đã chính thức bắt đầu các phiên thảo luận lại về thoả thuận Brexit để có thể tiến hành bỏ phiếu vào ngày 15/1.
Ngay trong phiên họp đầu tiên, với 308 phiếu ủng hộ so với 297 phiếu chống, Hạ viện Anh đã bỏ phiếu thông qua một điều khoản bắt buộc nữ Thủ tướng Anh Theresa May phải đưa ra một "phương án B”, tức phương án thay thế, trong vòng 3 ngày nếu như thoả thuận Brexit mà chính phủ của bà trình ra bị Hạ viện Anh bác bỏ trong phiên bỏ phiếu vào ngày 15/1 tới.
Thời hạn này đã bị rút ngắn rất nhiều bởi theo các quy định trước đó, bà May có thể có 3 tuần để trình ra Hạ viện Anh một phương án mới.
Đây được xem là một động thái cứng rắn tiếp theo của Hạ viện Anh trong vấn đề Brexit bởi theo tất cả các tính toán hiện nay, gần như chắc chắn thoả thuận Brexit mà bà Theresa May đạt được với EU vào cuối tháng 11/2018 sẽ bị đa số Nghị sĩ Anh bác bỏ.
Trước đó, trong tối ngày 8/1, Hạ viện Anh cũng đã bỏ phiếu thông qua một điều khoản khác siết chặt về ngân sách để không cho phép chính phủ Anh thoải mái chi tiêu trong kịch bản Brexit diễn ra mà không có thoả thuận.
Theo giới quan sát, trước tình thế bế tắc hiện nay và nguy cơ thoả thuận Brexit bị bác bỏ là cực kỳ cao, giới lập pháp Anh đang muốn giành lại quyền lực để điều khiển tiến trình Brexit. Trong trường hợp các phương án mà bà Theresa May đưa ra đều không được ủng hộ, các nghị sĩ Anh có thể đề xuất một trong ba kịch bản tiếp theo cho Brexit là hoãn thời điểm thực thi Brexit dự kiến vào ngày 29/3/2019; tìm kiếm thoả thuận mới với EU hoặc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân lần 2 về Brexit.
(Theo VOV)
Thái Lan hoan nghênh quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) về việc đưa nước này ra khỏi danh sách bị cảnh báo về đánh bắt cá bất hợp pháp.
Một chuyến tàu hỏa đặc biệt được cho là đã đưa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un rời Bắc Kinh sau chuyến thăm hai ngày tại thủ đô của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong bài phát biểu trước toàn dân sáng 9-1 (giờ Việt Nam).
Theo AFP, ngày 8/1, Đặc phái viên Mỹ phụ trách việc giải quyết tranh mâu thuẫn giữa Qatar và nhóm nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu - tướng về hưu Anthony Zinni - đã tuyên bố từ chức, trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang có chuyến công du Trung Đông.