Đức củng cố an ninh mạng trước thềm bầu cử Nghị viện châu Âu

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/1/2019 | 2:29:42 PM

Theo Reuters, giới chức Đức đang tích cực củng cố an ninh mạng sau vụ xâm nhập dữ liệu quy mô lớn do một sinh viên 20 tuổi tiến hành, cho thấy nguy cơ dễ bị tấn công của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) quan trọng vào tháng Năm tới.

Một cuộc họp của Nghị viện châu Âu.
Một cuộc họp của Nghị viện châu Âu.

Các quan chức này cho biết họ đang gấp rút bít các lỗ hổng an ninh và nâng cao cảnh giác trước thềm cuộc bầu cử, trong đó các cử tri Liên minh châu Âu (EU) sẽ lựa chọn các nghị sỹ cho nghị viện giữa lúc gia tăng lo ngại rằng các thế lực nước ngoài và các lực lượng cánh hữu có thể tìm cách thao túng cuộc bầu cử này. 

Phát biểu với hãng tin Reuters, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer nhấn mạnh: "Chúng tôi phải tính tới các biện pháp ngăn chặn."

Ông Seehofer ngày 8/1 đã vạch ra một số biện pháp nhằm củng cố an ninh, trong đó có kế hoạch thuê thêm hàng trăm chuyên gia an ninh mạng tăng cường cho lực lượng cảnh sát liên bang và Cơ quan an ninh mạng liên bang (BSI), đồng thời thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm thông qua việc thành lập một đơn vị sử dụng công nghệ để giám sát và ngăn chặn các vụ tấn công mạng. 

Bộ trưởng Nội vụ Đức cũng nói thêm rằng Chính phủ Đức trong nửa đầu năm nay cũng sẽ cập nhật luật bảo mật với nhiều biện pháp bảo vệ tốt hơn cho người dân và ngành công nghiệp. 

Ngoài ra, ông Seehofer cho hay chính phủ cũng sẽ tăng cường đào tạo cho các chính trị gia và công chúng về cách sử dụng mật khẩu an toàn, trong bối cảnh nhiều người vẫn tiếp tục sử dụng những mật khẩu rất dễ đoán ra.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Ông Felix Tshisekedi.

Theo AFP, Ngày 10/1, Ủy ban bầu cử Cộng hòa Dân chủ Congo thông báo, ứng cử viên đối lập Felix Tshisekedi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống được chờ đợi bấy lâu nay tại quốc gia châu Phi này.

Hiệp ước hợp tác Pháp-Đức (còn gọi là Hiệp ước Elysee) ký kết năm 1963.

Pháp và Đức đã nhất trí làm sâu sắc Hiệp ước hợp tác Pháp-Đức (còn gọi là Hiệp ước Elysee) ký kết năm 1963, một nỗ lực nhằm khẳng định tính vững chắc của liên minh vốn được coi là trụ cột của Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy đang lên cao tại khối này.

Thủ tướng Theresa May.

Trong chiều ngày 9/1, Hạ viện Anh đã chính thức bắt đầu các phiên thảo luận lại về thoả thuận Brexit để có thể tiến hành bỏ phiếu vào ngày 15/1.

Ảnh minh họa.

Thái Lan hoan nghênh quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) về việc đưa nước này ra khỏi danh sách bị cảnh báo về đánh bắt cá bất hợp pháp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục