Brazil rút khỏi Hiệp ước Toàn cầu về di cư

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/1/2019 | 2:38:39 PM

Chính phủ của tân Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro (Gia-ia Bôn-xô-na-rô) đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM, gọi tắt Hiệp ước toàn cầu về di cư). Lý do Brasilia đưa ra là để "bảo vệ những giá trị quốc gia”, hiện thực hóa một cam kết chính quyền mới đưa ra hồi tháng 12 vừa qua.

Người di cư Trung Mỹ chờ xin tị nạn vào Mỹ tại Ciudad Juarez, 
biên giới Mỹ - Mexico ngày 3/12/2018.
Người di cư Trung Mỹ chờ xin tị nạn vào Mỹ tại Ciudad Juarez, biên giới Mỹ - Mexico ngày 3/12/2018.

Trong thông điệp trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Bolsonaro khẳng định Brazil có chủ quyền trong quyết định tiếp nhận hay không tiếp nhận người di cư. Ông nhấn mạnh, bất cứ ai tới Brazil đều phải tuân thủ luật pháp, quy định và tôn trọng văn hóa nước Nam Mỹ.

Trong khi đó, truyền thông Brazil cũng đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã gửi điện báo tới Tổng Thư ký LHQ António Guterres (An-tô-ni-u Gu-te-rết), và Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), António Manuel de Carvalho Ferreira Vitorino (An-tô-ni-u Ma-nu-ên đề Ca-van-hô Phê-rây-ra Vi-tô-ri-nô), về quyết định chính thức trên, trong đó khẳng định Brazil sẽ không có nghĩa vụ tham gia bất kỳ hoạt động nào có liên quan tới hiệp ước hay việc thực thi nó.

Hiệp ước Toàn cầu về di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên đã được tất cả 193 nước thành viên LHQ thông qua hồi tháng 7/2018, ngoại trừ Mỹ. Văn bản này đã được Đại Hội đồng LHQ chính thức phê chuẩn tại Marrakech, Maroc, hồi tháng 12 vừa qua. Tổng cộng 152 nước đã bỏ phiếu ủng hộ hiệp ước này, 12 nước bỏ phiếu trắng và 5 nước phản đối là Mỹ, Hungary, CH Séc, Ba Lan và Israel.

Hiệp ước trên ra đời sau khi làn sóng người di cư đổ tới châu Âu với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, trong đó đa số phải trốn chạy khỏi các cuộc xung đột và nạn nghèo đói ở Trung Đông và châu Phi. Đến nay, lượng người di cư qua đường biển đã giảm rõ rệt, nhưng cơn dư chấn chính trị do làn sóng này gây ra vẫn còn rất nặng nề tại các nước châu Âu. Trong khi đó, tại biên giới Mexico - Mỹ, hàng nghìn người di cư cũng đang chờ để tìm cơ hội xin tị nạn tại Mỹ, buộc nước này phải triển khai binh sĩ tới biên giới và tiến hành trấn áp mạnh tay.

Được coi là văn kiện quốc tế đầu tiên về quản lý người di cư, hiệp ước đặt ra 23 mục tiêu đảm bảo di cư hợp pháp và quản lý dòng người di cư tốt hơn trong bối cảnh số người di cư trên toàn thế giới đã tăng lên mức 260 triệu người, tương đương 3,4% dân số toàn thế giới. Hiệp ước này bao gồm các nội dung như làm cách nào để bảo vệ người di cư, giúp người di cư hòa nhập tại môi trường sống mới hay đưa người di cư trở lại quê nhà.

Theo số liệu của LHQ, số người di cư trên toàn thế giới đã lên tới hơn 260 triệu người, chiếm 3,4% dân số thế giới. Hơn 80% người di cư trong số này thực hiện hành trình di cư một cách trái phép trong khi hơn 60.000 người đã bị bỏ mạng trong hành trình nỗ lực vượt biên trái phép kể từ năm 2000.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Người dân Cuba tham gia buổi tham vấn về dự thảo Hiến pháp mới tại La Habana.

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, từ ngày 9/1, Nhà nước Cuba đã bắt đầu công bố rộng rãi phụ san đặc biệt đăng tải toàn bộ dự thảo cuối cùng của Hiến pháp mới vừa được Quốc hội nước này thông qua, với 3,1 triệu bản in cùng các bản điện tử được đăng tải trên các kênh báo mạng chính thức.

Một cuộc họp của Nghị viện châu Âu.

Theo Reuters, giới chức Đức đang tích cực củng cố an ninh mạng sau vụ xâm nhập dữ liệu quy mô lớn do một sinh viên 20 tuổi tiến hành, cho thấy nguy cơ dễ bị tấn công của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) quan trọng vào tháng Năm tới.

Ông Felix Tshisekedi.

Theo AFP, Ngày 10/1, Ủy ban bầu cử Cộng hòa Dân chủ Congo thông báo, ứng cử viên đối lập Felix Tshisekedi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống được chờ đợi bấy lâu nay tại quốc gia châu Phi này.

Hiệp ước hợp tác Pháp-Đức (còn gọi là Hiệp ước Elysee) ký kết năm 1963.

Pháp và Đức đã nhất trí làm sâu sắc Hiệp ước hợp tác Pháp-Đức (còn gọi là Hiệp ước Elysee) ký kết năm 1963, một nỗ lực nhằm khẳng định tính vững chắc của liên minh vốn được coi là trụ cột của Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy đang lên cao tại khối này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục