EU thông qua cơ chế trừng phạt những đối tượng tấn công mạng

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/5/2019 | 10:10:43 AM

Tuyên bố của Hội đồng châu Âu có đoạn: "Hội đồng đã thiết lập một khuôn khổ cho phép EU áp đặt các biện pháp hạn chế mục tiêu để ngăn chặn và đáp trả các cuộc tấn công mạng".

Ngày 17/5, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua cơ chế trừng phạt những đối tượng ngoài liên minh thực hiện các cuộc tấn công mạng làm tê liệt các bệnh viện và ngân hàng, gây ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử và đánh cắp các bí mật của công ty hay các quỹ.

Tuyên bố của Hội đồng châu Âu có đoạn: "Hội đồng đã thiết lập một khuôn khổ cho phép EU áp đặt các biện pháp hạn chế mục tiêu để ngăn chặn và đáp trả các cuộc tấn công mạng".

Tuyên bố cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ được cân nhắc nếu một cuộc tấn công mạng được xác định có "tác động đáng kể" tới các mục tiêu.

Mục đích của quyết định này là nhằm đảm bảo an ninh cho các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân của EU trước sự gia tăng cả về quy mô lẫn mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công mạng trên toàn cầu.

Các nhà ngoại giao EU cho biết theo quy định, 28 nước thành viên EU sẽ phải bỏ phiếu nhất trí áp đặt các lệnh trừng phạt sau khi xác định mức độ ảnh hưởng của các vụ tấn công.

Ví dụ, các nước sẽ xem xét quy mô và mức độ nghiêm trọng của việc làm gián đoạn nền kinh tế và các hoạt động kinh tế, các dịch vụ thiết yếu, trật tự hay an toàn công cộng.

Họ sẽ xem xét số người dân và số quốc gia của EU bị ảnh hưởng và số tiền, dữ liệu cũng như tài sản sở hữu trí tuệ bị đánh cắp.

Các nhà ngoại giao EU cho biết đạo luật này cũng có thể nhằm vào các vụ tấn công vào các cuộc bầu cử của các nước châu Âu từ một bên hay một nước thứ ba.

Một nhà ngoại giao Hà Lan cho biết quyết định trên là một "bước tiến lớn" hướng tới việc xây dựng một không gian mạng an toàn hơn, trong bối cảnh ngày càng gia tăng các cuộc tấn công mạng và những đối tượng thù địch vẫn không ngừng đe dọa an ninh EU.

Ông nhấn mạnh cơ chế mới này đã phát đi một thông điệp rằng EU sẵn sàng và có thể áp đặt trừng phạt đối với "hành vi vô trách nhiệm trong không gian mạng".

Hồi tháng 10 năm ngoái, 8 quốc gia thành viên EU, gồm Anh, Litva, Estonia, Latvia, Đan Mạch, Phần Lan, Romania và Hà Lan đã kêu gọi thiết lập khẩn cấp một khuôn khổ pháp lý nhằm trừng phạt các tin tặc, đồng thời cảnh báo việc thiếu các biện pháp nghiêm minh sẽ gây cảm giác thủ phạm tấn công mạng không bị trừng phạt.

Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh các hoạt động tấn công mạng ngày càng diễn ra hết sức tinh vi trên thế giới.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Cuộc họp lần thứ 10 Ủy ban các Đại diện thường trực tại ASEAN và Đại sứ 03 nước đối tác trong khuôn khổ ASEAN+3. Ảnh: Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN

Các kế hoạch công tác ASEAN+3 được triển khai đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân các nước ASEAN và khu vực.

Ngày 17/5, Chủ tịch Quốc hội Ukraine đã tuyên bố chấm dứt liên minh trong Quốc hội nước này, mở đường cho các nhà lập pháp có 30 ngày để thành lập một liên minh đa số mới.

Nhiều người bất chấp mưa lớn tập trung bên ngoài nhà quốc hội ở Đài Bắc để chờ kết quả về dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Các nhà lập pháp ở Đài Loan (Trung Quốc) vừa thông qua một dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, một quyết định mang tính bước ngoặt đưa vùng lãnh thổ này trở thành nơi đầu tiên ở châu Á thông qua luật hôn nhân đồng tính.

Quang cảnh lễ chào cờ của CPP tại lễ mở màn chiến dịch vận động tranh cử của đảng ở thủ đô Phnom Penh.

Sáng 17/5, tại thủ đô Phnom Penh, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch vận động bầu cử hội đồng thủ đô, tỉnh, thành phố, quận, huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục