Dư luận thế giới yêu cầu luật pháp quốc tế cần được tuân thủ tại Biển Đông

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/8/2019 | 11:07:52 AM

Ngày 22-8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự can thiệp sai trái của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

 Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc đã đặt "dấu hỏi lớn” với những cam kết của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình cho những tranh chấp trên biển. 

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, việc Trung Quốc tái triển khai tàu thăm dò thuộc sở hữu của Chính phủ cùng với các tàu hộ tống có vũ trang tại vùng biển Việt Nam là "hành động leo thang của Bắc Kinh trong các nỗ lực nhằm đe dọa một quốc gia có tuyên bố chủ quyền đang khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông". 

Trong khi đó, theo Hãng tin AFP, trong tuyên bố trên mạng xã hội Twitter, ông John Bolton cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nêu rõ: "Việc Trung Quốc gần đây gia tăng động thái nhằm đe dọa nước khác không được khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông đang gây quan ngại". Ông nhấn mạnh, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc phản đối các hành động và "chiến thuật ức hiếp" vốn đe dọa an ninh và hòa bình khu vực.

Cách đây không lâu, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng đã lên án Trung Quốc đang gây mất ổn định khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo ông, ngoài việc quân sự hóa Biển Đông, Bắc Kinh đang tìm cách thao túng khu vực Nam Thái Bình Dương, biến nơi này thành một điểm nóng khác. Bộ trưởng M.Esper nhấn mạnh, Mỹ kiên quyết chống lại những hành động gây mất ổn định của Trung Quốc, bao gồm việc quân sự hóa các di sản chung của nhân loại tại Biển Đông... 

Ấn Độ cũng nhiều lần thể hiện lập trường rõ ràng và nhất quán rằng luật pháp quốc tế cần được tuân thủ tại Biển Đông. Với 55% khối lượng thương mại được vận chuyển qua vùng biển này, Ấn Độ thực sự có nguyện vọng chính đáng về hòa bình, ổn định và tiếp cận an toàn đối với các vùng biển trong khu vực. 

Quan điểm đó cũng tương đồng với tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron diễn ra ngày 23-8 tại lâu đài Chantilly, cách thủ đô Paris 50km về phía Bắc. 

Theo đó, hai nhà lãnh đạo khẳng định hợp tác an ninh và hàng hải là khía cạnh quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, dựa trên cam kết chung về duy trì tự do hàng hải, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

(Theo HNMO)
 

Các tin khác
Biểu tình tại Tel Aviv yêu cầu giải cứu con tin ở Gaza đang gây sức ép lên chính quyền Israel

Lãnh đạo 18 nước gồm Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp kêu gọi Hamas thả con tin, tuy nhiên nhóm này tuyên bố chỉ thả con tin khi Israel ngừng bắn.

Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Phối cảnh thủ đô mới của Indonesia tại Nusantara.

Ngày 24-4, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố sẽ nỗ lực vì lợi ích của mọi người dân Indonesia và kêu gọi tinh thần đoàn kết chung để đưa đất nước tiến lên.

Quang cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ ngày 29/11/2023.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ nhận được 13 phiếu thuận, trong khi Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục