Bầu cử Đức: Kịch tính cuộc đua tìm người kế nhiệm Thủ tướng Merkel

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/9/2021 | 9:10:18 AM

Theo đài truyền hình ZDF, đảng Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đang giành được 26% số phiếu bầu, dẫn trước sít sao so với liên minh bảo thủ giữa đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) của Thủ tướng Merkel - hiện đang giành được 24,5% số phiếu.

Người Đức đi bỏ phiếu ngày 26/9.
Người Đức đi bỏ phiếu ngày 26/9.

Ứng viên Olaf Scholz của đảng SPD có thể sẽ trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Angela Merkel.
Cả SPD và liên minh CDU/CSU đều tin rằng đảng của họ sẽ chiến thắng và giành quyền lãnh đạo chính phủ nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, vì cả hai đối thủ đều chưa giành được đa số phiếu, nên nhiều tờ báo dự đoán SPD và CDU/CSU có thể sẽ phải thành lập một liên minh ba bên do SPD hoặc liên minh bảo thủ dẫn đầu.

Việc đi đến thoả thuận về một liên minh mới có thể sẽ kéo dài nhiều tháng, và bà Merkel có thể sẽ phải tiếp tục cầm quyền cho đến khi bầu được thủ tướng mới. Đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) có thể cũng sẽ tham gia liên minh. Trước đó, cuộc bầu cử Đức năm 2017 diễn ra vào tháng 9 nhưng phải đến tháng 2/2018, CDU/CSU mới có thể thành lập liên minh với SPD.

"Chúng tôi đang dẫn đầu trong tất cả các cuộc khảo sát", ứng viên thủ tướng của SPD, ông Olaf Scholz, cho biết trong cuộc thảo luận bàn tròn với các ứng cử viên khác sau cuộc bỏ phiếu.

Nếu SPD giành chiến thắng, ông Scholz (63 tuổi) sẽ trở thành thủ tướng thuộc đảng SPD thứ tư của Đức sau chiến tranh. Ông là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính trong nội các của bà Merkel và là cựu Thị trưởng Hamburg.

Tuy nhiên, ông Armin Laschet (60 tuổi) - ứng viên liên minh bảo thủ - khẳng định rằng khối của ông vẫn chưa sẵn sàng nhượng bộ. Cả ông Scholz và ông Laschet đều cho biết họ sẽ đạt được một thỏa thuận liên minh trước Giáng sinh.



Bà Merkel trong một cuộc vận động tranh cử của ông Armin Laschet - ứng viên liên minh bảo thủ. 

Bà Merkel có kế hoạch từ chức sau bầu cử, biến cuộc bỏ phiếu ngày 26/9 trở thành một sự kiện bước ngoặt, thiết lập hướng đi tương lai của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Bà Merkel nhậm chức thủ tướng lần đầu vào năm 2005, khi ông George W. Bush là Tổng thống Mỹ, ông Jacques Chirac là Tổng thống Pháp còn ông Tony Blair là Thủ tướng Anh.

Các đồng minh của Berlin ở châu Âu và trên thế giới đang theo dõi sát sao cuộc bầu cử ở Đức, để xem liệu chính phủ mới của Đức có sẵn sàng can dự vào các vấn đề đối ngoại ở mức độ mà họ mong muốn hay không.

Một cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Pháp về thỏa thuận để Úc mua tàu ngầm của Mỹ - Anh thay vì của Pháp đã khiến Đức rơi vào thế khó xử giữa các đồng minh, nhưng cũng cho Berlin cơ hội giúp hàn gắn quan hệ và suy nghĩ lại lập trường chung của họ đối với Trung Quốc.

(Theo TPO)

Các tin khác
Biểu tình tại Tel Aviv yêu cầu giải cứu con tin ở Gaza đang gây sức ép lên chính quyền Israel

Lãnh đạo 18 nước gồm Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp kêu gọi Hamas thả con tin, tuy nhiên nhóm này tuyên bố chỉ thả con tin khi Israel ngừng bắn.

Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Phối cảnh thủ đô mới của Indonesia tại Nusantara.

Ngày 24-4, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố sẽ nỗ lực vì lợi ích của mọi người dân Indonesia và kêu gọi tinh thần đoàn kết chung để đưa đất nước tiến lên.

Quang cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ ngày 29/11/2023.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ nhận được 13 phiếu thuận, trong khi Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục